Chính phủ Ấn Độ đã cam kết từ nay đến năm 2019 sẽ hòa lưới điện cho tất cả các hộ dân nơi xa xôi hẻo lánh.
Tuy nhiên, nhiều người dân đã cố gắng tìm cách tự tạo ra điện phục vụ đời sống hàng ngày, thoát khỏi cảnh tăm tối do mất điện hoặc không có điện.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Kartikeya Singh thuộc trường ĐH Tufts đã nghiên cứu về năng lượng cho người dân nghèo trong gần một thập kỷ qua.
Anh Kartikeya Singh đã chia sẻ những hình ảnh và câu chuyện anh đã được chứng kiến về phong trào sử dụng năng lượng mặt trời ở Ấn Độ.
Anh Kartikeya Singh mong muốn người dân quê anh - làng Dabkan, bang Rajasthan, thoát cảnh tăm tối như ngày bé anh đã từng phải chịu đựng.
Từ năm 2007, anh Kartikeya Singh đã đến từng nhà dân khảo sát về nhu cầu sử dụng năng lượng mặt trời.
Anh Kartikeya Singh nhận thấy nhiều người dân địa phương đã coi năng lượng mặt trời là giải pháp khả thu. Như người đàn ông này đã tự sắm cả một hệ thống tấm năng lượng mặt trời.
Ông ta đã bán điện cho các nhà hàng xóm. Trong nhà ông có một hệ thống pin năng lượng mặt trời sẵn sàng phục vụ nhu cầu.
Đèn điện mặt trời trở nên phổ biến trong các hộ gia đình.
Đây là chủ một cửa hàng cho thuê đền năng lượng mặt trời tại bang Uttar Pradesh, với gái 2 rupee/ngày. Nếu khách hàng không mang trả lại đèn đúng hẹn sẽ bị phạt.
Chủ cửa hàng nạp điện cho đèn bằng tấm năng lượng mặt trời trên mái nhà.
Cửa hàng bán các sản phẩm điện mặt trời, với khẩu hiệu "Con em chúng ta được học mà không lo mất điện".
Cửa hàng cho thuê nạp điện thoại bằng điện mặt trời. Theo một báo cáo trong năm 2010: người Ấn Độ cần điện thoại di động hơn toilet.
Điện mặt trời giúp người nông dân giảm chi phí xăng dầu chạy máy bơm thủy lợi. Đồng thời, giảm khí thải carbon độc hại.
Trạm xăng dầu cũng dùng điện mặt trời.
Phụ nữ Ấn Độ được đọc sách báo trong ánh sáng đèn điện mặt trơìi.
Kể từ năm 2008, chương trình "điện mặt trời" đã làm thay đổi cuộc sống của hơn 40.000 hộ dân Ấn Độ.
Trẻ em đã được học trong ánh đèn điện vào buổi tối
Nguồn: Tech Insider