Người cổ truyền thông như thế nào?

GD&TĐ - Ngày nay, chúng ta có thể kết nối với nhau ở mọi nơi trong vòng vài giây và truy cập lượng thông tin gần như vô hạn, thông qua nhiều công cụ tiên tiến.

Hình vẽ trên đá và ký hiệu ghi trên tấm đất sét giúp người cổ thông tin với nhau.
Hình vẽ trên đá và ký hiệu ghi trên tấm đất sét giúp người cổ thông tin với nhau.

Để đạt được những thành tựu này, con người đã trải qua nhiều chặng đường phát triển các phương tiện thông tin liên lạc. Còn người cổ đại, họ tương tác hằng ngày như thế nào?

Bằng tiếng nói

Không có gì ngạc nhiên khi “lời nói” thuộc dạng này hay dạng khác được sử dụng như nỗ lực đầu tiên trong việc giao tiếp của con người thời cổ đại. Những âm thanh và tiếng động được sử dụng để thu hút sự chú ý của người khác và truyền tải những thông điệp đơn giản. Chẳng hạn như tiếng hú gọi đi săn và tiếng kêu đưa ra cảnh báo.

Ban đầu, con người không có ngôn ngữ và không có sự hình thành từ hoặc câu. Những gì họ cố gắng diễn đạt có thể được phân biệt bằng giọng điệu, âm lượng và các đặc điểm khác. Ngoài ra, tổ tiên của chúng ta dường như đã sử dụng ngôn ngữ cơ thể và ra dấu bằng tay để tương tác.

Mặc dù âm thanh cơ bản rất thiết thực để liên lạc với những người ở gần, nhưng cần có một số thiết bị hỗ trợ để truyền tải thông điệp đến những địa điểm xa. Vì thế còi, tù và, trống được phát minh sau đó. Âm thanh từ những công cụ này thường được sử dụng để gửi tín hiệu liên quan đến chiến trận hoặc thực hiện các nghi lễ cổ xưa.

Các hình thức truyền thông bằng tiếng nói sớm nhất được mô tả là đơn giản, chưa đủ phát triển để có thể trò chuyện nhưng khá hữu ích trong việc thể hiện bản thân và cảnh báo. Sau đó, những người cổ xưa đã học cách tạo ra nhịp điệu, đặt nền tảng cho âm nhạc và các bài hát dân gian sau này.

Hình ảnh…

Khi hiệu quả của giao tiếp bằng tiếng nói không còn nữa thì tính khả thi của truyền thông bằng hình ảnh lại tăng lên. Âm thanh, tiếng la hét và tiếng khóc không thể giải thích được nhiều sự việc hoặc tình huống, đó là lý do tại sao người tiền sử nghĩ ra mật mã trực quan.

Một ví dụ phổ biến về giao tiếp bằng hình ảnh được kế thừa từ tổ tiên chúng ta là sử dụng tín hiệu lửa và khói. Ví dụ, nếu mọi người bị mắc kẹt ở một khu vực biệt lập, không có khả năng tiếp cận với các công nghệ hiện đại như điện thoại và Internet, thì những phương pháp giao tiếp bằng hình ảnh cổ xưa này vẫn có thể áp dụng được.

Sau đó, để khắc phục những hạn chế, người cổ đại đã tiến tới việc chạm khắc hình ảnh trên tường, cây cối, đá và các bề mặt tự nhiên khác để truyền thông tin.

Cư dân cổ xưa đã sử dụng các công cụ bằng đá và các đồ vật sắc bén để chạm khắc trên bề mặt cứng, sau đó mới đến vật dụng tương tự bằng kim loại. Hầu hết các tác phẩm chạm khắc ban đầu bao gồm hình vẽ các loài động vật như hổ, hươu và chim. Một số bức vẽ còn thể hiện sự lai tạo giữa con người và động vật, có thể là nguồn cảm hứng đằng sau những sinh vật thần thoại như nhân mã và quỷ đầu trâu Minotaur.

Trống và ống sáo làm bằng xương thú là phương tiện truyền thông phổ biến thời cổ.

Trống và ống sáo làm bằng xương thú là phương tiện truyền thông phổ biến thời cổ.

…Và chữ viết

Không rõ ai là người phát minh ra chữ viết đầu tiên, nhưng có thể nó đã được sáng tạo một cách độc lập ở nhiều khu vực trên thế giới. Các hình thức viết đầu tiên có nguồn gốc từ chữ tượng hình nhằm mô tả các đồ vật cụ thể, dần dần chúng trở nên trừu tượng hơn.

Bảng chữ cái đầu tiên bao gồm một tập hợp giới hạn các âm tiết phân biệt đã được giới thiệu vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên. Tuy nhiên, hầu hết các ký hiệu được sử dụng trong giao tiếp bằng văn bản đều không có âm thanh cụ thể gán cho chúng. Công dụng chính của giao tiếp bằng văn bản là làm toán và khắc chữ trên bia mộ.

Chữ viết hình nêm được sử dụng để thể hiện một số ngôn ngữ ở vùng Cận Đông, với các mẫu hình được tìm thấy có niên đại khoảng 3.500 năm trước Công nguyên.

Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên thiết lập một hệ thống chữ viết phù hợp và phức tạp để liên lạc vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên. Hệ thống này, có tên “Proto-Sinaitic”, được cho là đã được phát triển trong thế kỷ 19 trước Công nguyên bởi các công nhân người Canaanite ở bán đảo Sinai, hoặc trong thế kỷ 15 trước Công nguyên bởi các công nhân Semitic sống ở miền Trung Ai Cập.

Các chữ viết ban đầu được thể hiện, lưu giữ trên bề mặt đá và sỏi, sau này giấy cói nhẹ hơn và tiện lợi hơn đã trở thành tiêu chuẩn. Mặc dù kém bền hơn các tấm đất sét, giấy cói vẫn là một giải pháp thay thế tiện dụng để ghi lại lượng lớn dữ liệu.

Người Hy Lạp cổ đại được công nhận đã xây dựng nên bảng chữ cái thực sự đầu tiên vào năm 800 trước Công nguyên. Bảng chữ cái này bao gồm các ký hiệu thể hiện âm thanh của nguyên âm, đã truyền cảm hứng cho bảng chữ cái hiện đại qua nhiều thế hệ.

Người La Mã đã giới thiệu bảng chữ cái để viết tiếng Latinh một trăm năm sau, được xem là sự chuyển thể khá tiên tiến của bảng chữ cái Hy Lạp và đóng vai trò là nền tảng cho một số ngôn ngữ viết ngày nay.

Hệ thống bưu chính đầu tiên được đế quốc Ba Tư thành lập vào thế kỷ thứ 6. Thế kỷ 15 đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng in ấn. Tiếp theo là kỷ nguyên mã Morse và Điện báo xuất hiện vào giữa thế kỷ 19. Cũng trong thế kỷ này, Graham Bell đã phát minh ra điện thoại. Đài phát thanh, truyền hình và Internet quay số (dial - up Internet) ra đời vào thế kỷ 20.

Theo Ancient - origins

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.

Đơn vị cung cấp Mobifone: Khơi Dậy Đam Mê uy tínthiết kế webKhuyến mãi dk4g viettel