Người cổ đại làm đẹp thế nào?

Từ xa xưa, người Ai Cập đã biết cách dưỡng ẩm da bằng 21 loại dầu thực vật, tẩy lông với hỗn hợp đường - chanh - nước.

Hy Lạp ưa chuộng làm đẹp từ ô liu.
Hy Lạp ưa chuộng làm đẹp từ ô liu.

Người Ai Cập làm đẹp như thế nào?

Ở Ai Cập, son môi rất phổ biến. Ban đầu, son môi làm từ màu của tảo biển, i-ốt, brom và mannitol. Tuy nhiên, son làm từ những nguyên liệu trên rất có hại, người Ai Cập sớm học được các làm son dựa trên màu đỏ - carmine từ bọ và kiến.

Từ những năm 10.000 TCN, người Ai Cập đã biết cách dưỡng ẩm bảo vệ da khỏi thời tiết khô nóng nơi sa mạc. Tác giả Judith Illes từng nghiên cứu rất kỹ về Ai Cập cổ đại cho biết họ từng dùng qua ít nhất 21 loại dầu thực vật cho mục đích làm đẹp. Cả nam giới và nữ giới đều thường xuyên thoa dầu ô liu lên cơ thể.

Trầm hương và nhựa trầm hương là hai thành phần quan trọng trong điều chế nước hoa, chăm sóc da, vệ sinh răng miệng và thuốc chống côn trùng. Đây đồng thời là nguyên liệu để ướp xác.

Người Ai Cập ưa sự sạch sẽ. Với họ, việc tẩy lông thường xuyên rất quan trọng. Để tẩy lông, một hỗn hợp sền sệt gồm đường, chanh, nước được bôi vào lông, không để dính vào da, rồi dùng tay giật mạnh bỏ lớp lông. Phương pháp này ngày nay vẫn phổ biến.

Người cổ đại làm đẹp thế nào? ảnh 1

Giày poulaines (thời Trung cổ)

Chiều dài của phần mũi giày khác nhau dựa trên tầng lớp dân chúng. Đôi giày poulaines của hoàng tử với phần mũi giày dài tới 30 inch, đối với tầng lớp quý tộc phần mũi giày dài 25 inch, đối với dân thành thị phần mũi giày dài 10 inch và cho cư dân bình thường phần mũi giày dài 5 inch.

Bởi vì những nguyên tắc này, những người thuộc tầng lớp khác nhau sẽ thể hiện đẳng cấp của mình thông qua chiều dài của mũi giày. Để tránh giày rơi, những chiếc giày này thường được độn bằng cỏ khô.

Tuy nhiên, khi mang những đôi giày này sẽ rất bất tiện cho việc cúi xuống để cầu nguyện, do đó nhà thờ gọi đây là “móng vuốt của Satan” và thậm chí còn nguyền rủa chúng.

Kiểu tóc cao Macaroni (thế kỷ 18)

Vào cuối thế kỷ 18, một nhóm người có gu thời trang mang tên Macaroni xuất hiện ở Anh. Một giả thuyết nói rằng tên phong cách này giống với tên của một món ăn, giả thuyết khác cho rằng những người đàn ông này thích đi du lịch khắp nước Ý và mang tình yêu dành cho mì ống đến nước Anh.
Chiều cao kiểu tóc của họ có thể đạt đến kích thước thiên văn và thậm chí còn đặt những chiếc mũ hài hước nhỏ lên mái tóc đó. Họ chỉ có thể đi lại nhờ sự giúp đỡ của thanh kiếm.

Người cổ đại làm đẹp thế nào? ảnh 2

Hy Lạp ưa chuộng làm đẹp từ ô liu

Người Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp hình thể. Từ "cosmetics" (mỹ phẩm) bắt nguồn từ chữ "kosmetikos" của người Hy Lạp trong thế kỷ 17. Họ dùng chì trắng trộn dầu oliu để làm trắng da. Tuy nhiên, sau khi có nhiều người chết do nhiễm độc chì, bột phấn đã được sử dụng thay thế.

Dâu tằm nghiền, đất sét, sắt đỏ là nguyên liệu nhuộm môi. Phấn mắt tối màu được ưa chuộng, được làm từ hỗn hợp than và dầu. Lông mày giao nhau được coi là một nét đẹp trong văn hóa Hy Lạp cổ. Lông mày người Hy Lạp rất rậm, thường được làm giả từ lông bò.

Đối với người Hy Lạp, cây ô liu có giá trị rất thiêng liêng. Phụ nữ dùng dầu ô liu để bảo vệ da khỏi các yếu tố ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp mật ong và dầu ô liu được sử dụng làm mặt nạ làm sạch và sáng da.

Ấn Độ thích đeo trang sức làm đẹp

Phụ nữ Ấn Độ coi trọng sự cân bằng, cho rằng sức khỏe tốt và tinh thần khỏe mạnh toát lên vẻ đẹp ngoại hình. Họ tin rằng những gì không ăn được thì không dưỡng da được. Do đó, các sản phẩm dưỡng da chủ yếu có thành phần từ thảo dược và dầu.

Mặt nạ và các loại kem dưỡng da có thành phần từ dầu mè, sầu đâu, húng quế, nghệ, nghệ tây, me rừng, gỗ đàn hương.

Người Ấn Độ cũng có thói quen súc miệng bằng dầu để vệ sinh răng miệng, chải da khô tẩy tế bào chết và kích thích mạch bạch huyết. Họ thích xăm mình và đeo trang sức hơn là trang điểm.

Theo motthegioi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.