Người bị thiếu máu do thiếu vitamin B12 nên ăn gì?

GD&TĐ - Vì cơ thể không tạo ra vitamin B12 nên chúng ta phải bổ sung thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.

Bạn có thể tăng lượng vitamin B12 hấp thụ hàng ngày bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm. (Ảnh: ITN)
Bạn có thể tăng lượng vitamin B12 hấp thụ hàng ngày bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm. (Ảnh: ITN)

Gần đây bạn có cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do cụ thể nào không? Xương của bạn bị đau nhức không rõ nguyên nhân? Bạn có thể bị thiếu một số chất dinh dưỡng trong cơ thể. Từ việc tăng cường năng lượng cho đến giúp các tế bào não hoạt động tốt hơn, chất dinh dưỡng là nguồn năng lượng cho toàn bộ hệ thống của bạn. Và vitamin đặc biệt cần thiết.

Thường xuyên nạp một số loại vitamin rất quan trọng đối với cơ thể bạn, và một loại vitamin không thể thiếu trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh là vitamin B12. Sự thiếu hụt vitamin này có thể khiến sức khỏe của bạn gặp nguy hiểm!

Triệu chứng thiếu vitamin B12

Mức vitamin B12 thấp trong cơ thể bạn gây ra một số triệu chứng, bao gồm mệt mỏi, da nhợt nhạt hoặc vàng, nhức đầu, triệu chứng trầm cảm, bệnh tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đầy hơi, khó tập trung, đau ở miệng và lưỡi, viêm, cảm giác nóng rát ở tay và chân,...

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của việc thiếu vitamin B12: chuột rút và yếu cơ, suy giảm sự cân bằng và phối hợp, rối loạn cương dương, vấn đề về thị lực.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng thiếu vitamin B12 nào, hãy kiểm tra với bác sĩ ngay để tránh các vấn đề.

Nguyên nhân thiếu vitamin B12

2. Vitamin B12 hoac cobalamin rat can thiet.jpg
Vitamin B12 hoặc cobalamin rất cần thiết cho việc tạo ra các tế bào hồng cầu và DNA trong cơ thể. (Ảnh: ITN)

Thiếu vitamin B12 có thể được kích hoạt do một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm:

Thiếu máu ác tính

Đây là tình trạng tự miễn dịch khiến cơ thể bạn khó hấp thụ vitamin B12. Nếu không được điều trị, bệnh thiếu máu ác tính thường gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn. Nó cũng dẫn đến thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu nguyên hồng cầu to, thường ảnh hưởng đến những người trên 60 tuổi.

Vấn đề tiêu hóa

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể được gây ra bởi các tình trạng ảnh hưởng đến ruột non của bạn như bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc sự phát triển của vi khuẩn.

Bị viêm dạ dày teo, một tình trạng tự miễn dịch đặc trưng bởi lớp lót dạ dày mỏng có thể cho thấy bạn không hấp thụ đủ vitamin B12 vì cơ thể sản xuất không đủ axit clohydric và các yếu tố nội tại trong dạ dày.

Rượu bia

Uống quá nhiều rượu khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng như vitamin B12, dẫn đến thiếu hụt. Uống rượu cũng góp phần làm hỏng niêm mạc dạ dày và ruột, điều này làm giảm khả năng hấp thụ B12 của cơ thể.

Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể xảy ra ở những người không tiêu thụ đủ vitamin tự nhiên hoặc những người không tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin này. Bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 để tránh những tác động tiêu cực.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Bạn có thể tăng lượng vitamin B12 hấp thụ hàng ngày bằng cách bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình:

Thịt nội tạng

Nếu bạn là người không ăn chay, gan và thận động vật là một lựa chọn để tăng lượng vitamin B12. Không chỉ vitamin B12, nội tạng còn được cho là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu.

Nghêu

Chú ý ăn nghêu nếu bạn bị thiếu vitamin B12. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nghêu là nguồn cung cấp protein tốt và chứa hàm lượng vitamin B12 cao. Chúng cũng được cho là một nguồn chất chống oxy hóa tốt.

Cá mòi

Theo USDA, 1 cốc hoặc 50 gam cá mòi chứa đủ vitamin B12 để giúp bạn đáp ứng khoảng 550% nhu cầu hàng ngày. Chúng cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, rất tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn.

Cá ngừ

Là loại hải sản dễ kiếm và được tiêu thụ thường xuyên, cá ngừ có nhiều vitamin B12, cung cấp protein, vitamin và khoáng chất tốt. Nó giúp phát triển các tế bào hồng cầu mới và giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

Cá hồi

Cá hồi không chỉ là một loại axit béo omega-3 tuyệt vời mà còn là nguồn cung cấp vitamin B, bao gồm B12. Theo dữ liệu của USDA, một nửa phi lê cá hồi chứa 208% giá trị vitamin B12 hàng ngày.

Trứng

Là nguồn cung cấp protein và vitamin B dồi dào, trứng là sự bổ sung tốt cho bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng cho thấy lòng đỏ trứng có hàm lượng vitamin B12 cao hơn lòng trắng trứng.

Sản phẩm từ sữa

3. Cac san pham tu sua nhu sua tuoi.jpg
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phô mai là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt. (Ảnh: ITN)

Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua và phô mai là nguồn cung cấp vitamin B12 tốt. Theo USDA, ngay cả sữa chua nguyên chất cũng có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin B12 hàng ngày.

Mặc dù những thực phẩm kể trên giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin B12 hàng ngày, nhưng hãy đảm bảo bạn đã tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi chế độ ăn uống nào trong thói quen của mình.

Theo healthshots.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thầy Tân tranh thủ thời gian rảnh bán vé số để có nguồn hỗ trợ học sinh, dân nghèo. Ảnh: Thành Thật

Thầy giáo bán vé số giúp học trò nghèo

GD&TĐ - Người dân ở thị trấn Phong Điền (Phong Điền, Cần Thơ) từ lâu đã quen với bóng dáng thầy Tân trong bộ quần tây, áo trắng đi bán vé số giúp trò...