Thời điểm thức dậy buổi sáng là lúc cơ thể ở trong trạng thái khỏe mạnh nhất, lúc này chân tay nhanh nhạy, đầu óc tỉnh táo, mọi giác quan đều trong tình trạng tốt.
Thế nhưng, nếu sáng nào ngủ dậy bạn cũng cảm thấy khó chịu khi miệng có vị đắng, mùi như kim loại mà không phải do ăn uống hay vệ sinh răng miệng kém thì hãy coi chừng đó là một dấu hiệu của bệnh tật.
Thậm chí, nếu miệng thường xuyên có vị đắng trong một thời gian dài, thì đó có thể là dấu hiệu bất thường như sau, tốt nhất bạn nên đi khám trước khi bệnh trở nên trầm trọng hơn.
1. Mắc chứng khô miệng
Khô miệng là tình trạng lượng nước bọt trong miệng giảm sút một cách đột ngột. Khi không có đủ nước bọt, lượng vi khuẩn trong miệng sẽ tăng lên, có thể tạo ra vị đắng.
Nha sĩ Nhật Bản, Kazuhiro Maruyama cho biết, người trưởng thành tiết ra khoảng 1,5 lít nước bọt mỗi ngày, khô miệng làm giảm lượng nước bọt và làm khả năng bảo vệ miệng.
Có nhiều lý do dẫn đến khô miệng, bao gồm rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ, tiểu đường, lão hóa, hút thuốc lá,… Vì vậy, nếu tình trạng khô miệng diễn ra mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng thì tốt nhất bạn nên đi khám để biết được vấn đề của mình.
Ngoài việc điều trị y tế, nha sĩ Maruyama Kazuhiro cũng khuyến nghị mọi người nên uống nhiều nước, tăng tần suất nhai trong bữa ăn và thực hiện các bài tập xoay lưỡi để kích thích tiết nước bọt.
2. Trào ngược dạ dày
Đắng miệng cũng có thể gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày chính là "thủ phạm" làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức.
Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Ngoài đắng miệng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng như đau họng, đau ngực ho...
Trào ngược dạ dày nếu không được điều trị tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày. Bác sĩ Li Liang, trưởng khoa thanh quản của Bệnh viện Chang Gung, tại Lâm Khẩu, Đài Loan cho biết: Để giảm bớt triệu chứng trào ngược dạ dày, mọi người nên tuân thủ nguyên tắc:
- Ăn đều đặn 3 bữa/ngày với lượng thức ăn là cố định.
- Tránh thức ăn dễ tạo đờm hoặc thức ăn khó tiêu hóa.
- Những người dễ bị đầy bụng sau bữa ăn nên tránh những thức ăn dễ gây đầy hơi như trái cây, rau củ lạnh hoặc những thức ăn cay, nóng, dễ gây kích thích.
- Giữ cảm xúc ổn định.
- Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối.
- Ăn các loại thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày như lá khoai lang, nấm đen, nấm trắng, đậu bắp, rong biển...
3. Tổn thương thần kinhĐôi khi đắng miệng không phải vì vị đắng trong miệng mà do hệ thần kinh của chúng ta có vấn đề. Một nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng nếu có vấn đề với dây thần kinh liên quan đến vị giác, nó có thể gây ra vị đắng liên tục.
Có nhiều lý do dẫn đến tổn thương dây thần kinh, bao gồm động kinh, u não và sa sút trí tuệ. Tuy đắng miệng chỉ là một cảm giác khó chịu nhẹ nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên, tốt nhất bạn nên đi khám để loại trừ khả năng mắc các bệnh nguy hiểm hơn như u não, sa sút trí tuệ.
4. Suy giảm chức năng ganDịch mật tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp hấp thu chất béo nên khi chức năng gan suy giảm, dịch mật không được tiết ra đầy đủ gây trướng bụng, khó tiêu, khiến người bệnh sợ thức ăn dầu mỡ...
Bệnh nhân ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn, điều này thường liên quan tới việc thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.
Ngoài cảm giác đắng miệng, ung thư thường đi kèm với dấu hiệu chán ăn, sút cân, sờ thấy u cục, mệt mỏi, sốt cao... Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường như vậy bệnh nhân cần đi khám ngay để biết được chính xác nguyên nhân gây nên bệnh là gì để được chữa trị kịp thời.