Ngôi sao bí ẩn trên sa mạc Kazakhstan

Ngôi sao bí ẩn trên sa mạc Kazakhstan

(GD&TĐ) - Một hình vẽ ngôi sao 5 cánh khổng lồ bao quanh bởi một hình tròn đã được phát hiện ở vùng xa xôi của Kazakhstan. 

Ngôi sao bí ẩn ở
Ngôi sao bí ẩn ở Kazakhstan

Hình ảnh có chiều ngang gần 366 mét này có thể được nhìn thấy rất rõ từ Google Earth, tuy nhiên, các nhà khoa học đang đau đầu vì không biết tác giả của nó. Một số người cho rằng hình vẽ này có liên quan tới nghi lễ cúng tế quỷ thần, hay giáo phái nào đó.

Hình vẽ trên cũng là một biểu tượng cổ xưa được nhiều nhóm văn hóa và tôn giáo sử dụng, bao gồm Cơ Đốc, Hội Tam Điểm, những người theo đạo Lão của Trung Quốc hay người Mesapotamia cổ xưa.

Một người sử dụng internet tên là Kurt Yates ở Seattle (Mỹ) thì cho rằng đây có thể là bề mặt của một bãi phóng tên lửa không còn sử dụng.

“Tôi là một phi công quân đội và những thứ này đều có ở những khu vực có hệ thống phòng vệ tên lửa của Nga” – Kurt Yates viết trên trang web LiveScience - “Hình thù này liên quan tới hoạt động radar theo dõi của họ. Nó có thể được dùng để theo dõi tên lửa Soyuz hay cái gì đó tương tự”.

Tuy nhiên, Emma Usmanova, một nhà khảo cổ học đã nghiên cứu về tàn tích ở khu vực Lisakovsk thì cho rằng mình đã tìm ra lời giải đáp.

“Hình ngôi sao là một biểu tượng phổ biến trong thời kỳ Xô viết - Kazakhstan là một phần của Liên bang Xô viết cho tới khi nó tan rã vào năm 1991. Những ngôi sao thường được sử dụng khắp nơi ở Xô viết để trang trí tòa nhà, cờ, đài tưởng niệm. Ngôi sao thời kỳ này nằm trong một công viên bên hồ, có những con đường cây mọc 2 bên và điều này khiến cho hình ngôi sao càng nổi bật khi nhìn từ trên không” - Nhà khảo cổ Emma Usmanova nói.

Hà Châu (Theo Telegraph)

ThS Nguyễn Trọng Minh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ GRAC giới thiệu về công nghệ tại hội thảo.

Quản lý rác thải bằng công nghệ số

GD&TĐ - Thay vì quản lý và thu gom rác cách truyền thống, có thể ứng dụng CN 4.0 xây dựng mạng lưới quản lý và thanh toán online bằng phần mềm Grac.
ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.