"Ngôi làng một quả thận" ở Afghanistan

GD&TĐ - Shenshayba Bazaar - một ngôi làng của Afghanistan gần thành phố Herat, được biết đến như là "ngôi làng một quả thận" vì số lượng lớn người dân đã bán một quả thận của họ để kiếm sống.

Nền kinh tế của Afghanistan rơi xuống vực thẳm sau khi Taliban giành quyền kiểm soát quốc gia Nam Á vào giữa tháng 8/2021, giữa lúc quân đội Mỹ và các lực lượng quân sự NATO nhanh chóng triển khai rút quân.

Từ đây, cộng đồng quốc tế đã cho phong tỏa toàn bộ tài sản ở nước ngoài, cũng như dừng hỗ trợ tài chính cho Afghanistan, bởi họ không công nhận tính hợp pháp của chính quyền Taliban.

Hậu quả nền kinh tế Afghanistan sụp đổ hoàn toàn sau 40 năm chiến tranh. Tình trạng thất nghiệp gia tăng càng gây ảnh hưởng nặng nề tới những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội Afghanistan đó là những người nghèo.

Trong một số trường hợp, mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức nhiều người quyết định bán một quả thận của mình để trả nợ và mua thức ăn.

Một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Herat đã được biết đến với cái tên "làng một quả thận", vì có rất nhiều người dân đã bán một quả thận của họ trên thị trường chợ đen.

"Ngôi làng một quả thận" ở Afghanistan ảnh 1
Nhiều người ở Shenshayba Bazaar - một ngôi làng của Afghanistan đã quyết định bán một quả thận của mình để trả nợ và mua thức ăn.

Nhiều người ở Shenshayba Bazaar - một ngôi làng của Afghanistan đã quyết định bán một quả thận của mình để trả nợ và mua thức ăn.

“Tôi không muốn, nhưng tôi không có bất kỳ lựa chọn nào. Tôi đã làm điều đó cho các con của mình. Bây giờ tôi hối hận lắm, tôi không còn làm việc được nữa, tôi rất đau và không thể nhấc bất cứ thứ gì nặng được", một người cha 32 tuổi nói.

Việc bán hoặc mua nội tạng người là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng ở Afghanistan, việc này không được kiểm soát và miễn là người hiến tặng thể hiện sự đồng ý bằng văn bản.

Điều gì xảy ra sau khi hiến tặng, nội tạng đi đâu, không ai thực sự biết, và các bác sĩ thừa nhận rằng họ không bao giờ điều tra những vấn đề này, bởi vì “không phải việc của họ”.

Mặc dù không thể biết chính xác có bao nhiêu quả thận đã được bán ở Afghanistan, nhưng hồ sơ cho thấy đã có hàng trăm ca phẫu thuật cắt bỏ thận đã được thực hiện chỉ riêng ở tỉnh Herat trong vài năm qua. Và khi các vấn đề kinh tế của người dân trở nên tồi tệ hơn, số lượng các ca bán thận như vậy có xu hướng tăng lên.

Một phụ nữ cho biết: “Tôi đã bán quả thận của mình với giá 250.000 Afghanistan (2.900 USD). Tôi đã phải làm điều đó. Chồng tôi không đi làm, chúng tôi có nợ”.

“Các con tôi lang thang trên đường ăn xin”, Aziza - một bà mẹ ba con nói thêm: “Nếu tôi không bán thận của mình, tôi sẽ buộc phải bán đứa con gái một tuổi”.

Có thể thấy "Ngôi làng một quả thận" của Aghanistan gợi cho chúng ta nhớ đến một nơi khác đó là Hokse - một ngôi làng ở Nepal, nơi hầu hết mọi người đều đã bán một quả thận của mình để kiếm sống.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ