Ngỡ ngàng hóc xương sau 3 tháng ăn thịt vịt

GD&TĐ - Các bác sĩ Khoa Hô hấp (Bệnh viện E) đã xử trí gắp dị vật là một mảnh xương vịt sắc nhọn ở đường thở một cô gái 31 tuổi, người Thanh Hóa.

Ăn vịt sau 3 tháng mới biết   hóc xương
Ăn vịt sau 3 tháng mới biết hóc xương

Theo chia sẻ, cách đây 3 tháng, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện nhiều cơn ho khạc ra đờm đặc kéo dài. Người bệnh đã đi khám ở bệnh viện tuyến dưới, được các bác sĩ chẩn đoán là viêm họng, viêm phổi và viêm phế quản… Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao nhưng không đỡ.

Mảnh xương vịt găm trong phế quản gây ho, khó thở

Sau đó, người bệnh đến Khoa Hô hấp (Bệnh viện E) khám trong tình trạng đau ngực, khó thở, ho khạc đờm kéo dài… Khai thác tiền sử mắc bệnh, bệnh nhân cho biết, cách đây 3 tháng, khi đang ăn cơm thì cảm thấy nuốt vướng và xuất hiện một cơn ho sặc sụa tím tái. Bệnh nhân có đi khám và điều trị ở cơ sở tuyến dưới nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng.

Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Tiến Thành – Trưởng Khoa Khoa Hô hấp cho biết: Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ đã nghe thấy tiếng rít khu trú ở thùy trên phổi trái của bệnh nhân. Điều này đã khiến các bác sĩ nghĩ ngay đến khả năng bệnh nhân có thể bị dị vật đường thở.

Do bệnh nhân đã từng chụp X-quang nhưng không phát hiện thấy tổn thương, vì thế, các bác sĩ cho bệnh nhân tiến hành chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Kết quả chụp phim cho thấy có dị vật ở phế quản thùy trên phổi trái. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản gắp dị vật cho bệnh nhân.

Dị vật được gắp ra là một mảnh xương sắc cạnh, có kích thước 1,8cm x1cm, nằm chắn ngang đường vào phế quản thùy trên trái của bệnh nhân. Điều nguy hiểm là dị vật đâm chặt vào niêm mạc thành phế quản, làm tổn thương các tổ chức xung quanh, gây nên hiện tượng ho, tức ngực, khó thở cho bệnh nhân suốt 3 tháng qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.