Nghiên cứu tiết lộ nguyên nhân gây chứng tự kỷ mà cha mẹ không thể tin được

GD&TĐ - Nếu bạn nghĩ rằng các yếu tố bên ngoài hoặc thậm chí chính bản thân bạn là nguyên nhân dẫn đến con bạn bị chứng tự kỷ thì hãy ngừng ngay suy nghĩ đó lại.

Nghiên cứu tiết lộ nguyên nhân gây chứng tự kỷ mà cha mẹ không thể tin được
Có rất nhiều lý do tiềm ẩn xung quanh về nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ. Từ việc cho rằng độc tố trong vaxin chủng ngừa đến việc không nhận được đủ tình yêu của người mẹ dẫn đến chứng tự kỷ vẫn là một chủ đề khá nóng.

Nhưng bây giờ các nhà nghiên cứu đã đưa ra các lý do khác:

Gen "bị lỗi"

Theo Science Alert, các nghiên cứu trước đây đã chứng minh chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có xu hướng tập trung trong các gia đình có sự kết hợp nhiều “gen đặc biệt", nghĩa là trong gia đình đó có nhiều hơn một đứa trẻ bị ASD vì chúng có cùng gen. Các nhà nghiên cứu tin rằng 83% các trường hợp mắc chứng tự kỷ là do di truyền - thông qua di truyền học.

Một số nghiên cứu đang được thực hiện để xác định gen nào gây ra sự khác biệt về thần kinh, nhưng điều này là rất khó. Science Alert chỉ ra rằng các gen đặc biệt này có thể sẽ không được tìm thấy ở cha mẹ.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những thay đổi di truyền có thể xảy ra trong quá trình phát triển các đột biến khảm.

Brian O"Roak, nhà nghiên cứu của Oregon Health & Health, cho biết: "Phát hiện ban đầu này chỉ ra rằng, các đột biến khảm này phổ biến hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Chúng tôi nghĩ rằng đây có thể là một điều bí ẩn đang chờ để khám phá" .

Chứng rối loạn tự kỷ là gì?

"Bệnh tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ, đề cập đến một loạt các đặc trưng: hành vi lặp đi lặp lại, khó giao tiếp bằng lời nói và một vài điểm khác biệt khác", một nhà nghiên cứu về bệnh tự kỷ nói.

Người này cũng lưu ý rằng chứng tự kỷ phổ biến ở trẻ trai hơn là trẻ em gái, và một số người bị chứng tự kỷ vẫn không nói được và một số bị khuyết tật trí tuệ. Ngoài ra, một số vấn đề về y tế và tâm thần thường xảy ra cùng với chứng tự kỷ: lo lắng, thiếu chú ý, rối loạn vận động quá mức, rối loạn tiêu hóa, ám ảnh, động kinh và rối loạn giấc ngủ.

Hầu hết trẻ em chỉ được phát hiện khi 2 hoặc 3 tuổi, khi khả năng giao tiếp của chúng tụt lại phía sau bạn bè cùng trang lứa.

Trẻ em bị chứng tự kỷ là con người độc đáo và thú vị. Chúng nhìn thế giới khác nhau và có một quan điểm đặc biệt về thế giới xung quanh chúng. Mặc dù một số hình thức tự kỷ có thể trầm trọng hơn nhưng vẫn có nhiều nguồn thông tin sẵn có cho phụ huynh tiếp nhận được kiến thức và nhận hỗ trợ từ một số tổ chức.

Theo giadinh.net.vn/Familyshare

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lớp học ở điểm trường Ông Yên lần đầu sáng ánh đèn. Ảnh: NTCC

Thắp sáng điểm trường '3 không'

GD&TĐ - Với giàn điện năng lượng mặt trời được hỗ trợ, điểm trường Ông Yên nằm dưới tán rừng già Ngọc Linh đã sáng ánh đèn...