Nghiên cứu mới tuyên bố xác định được nguồn gốc Covid-19

GD&TĐ - Nhà khoa học Đức Valentin Bruttel cùng với các đồng nghiệp, đã tìm thấy bằng chứng về việc SARS-CoV-2 là do nhân tạo.

Virus SARS-CoV-2.
Virus SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học Valentin Bruttel thuộc Đại học Wuerzburg của Đức, Alex Washburne thuộc trung tâm nghiên cứu Selva Analytics (Mỹ) và Antonius VanDongen thuộc Đại học Duke (Mỹ) đã đưa ra một công bố về phát hiện của mình.

Trong đó họ cho biết đã tìm thấy một yếu tố cấu trúc di truyền lặp lại được gọi là vị trí “hạn chế” mà họ mô tả như một dấu hiệu của bộ gen của vi rút đã được “khâu” lại với nhau.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh kênh N-tv vào 23/10, ông Bruttel nhấn mạnh, “kết hợp với các đặc điểm phân tử khác, kết quả của chúng tôi cho thấy virus này do nhân tạo 99,9% và có thể nó là một bản sao bị thay đổi của vi rút tự nhiên.

Nhà nghiên cứu trên giải thích, mùa hè năm ngoái, ông đã nhận thấy những điểm bất thường đầu tiên trong bộ gen của SARS-CoV-2 và cùng các nhà nghiên cứu khác nghiên cứu chúng.

Các nhà khoa học cho biết đã tìm thấy dấu vết của sự can thiệp có chủ đích trong bộ gen của SARS-CoV-2, ở dạng một mô hình lặp đi lặp lại. Bruttel và các đồng nghiệp của ông đã so sánh bộ gen của các loại virus tự nhiên và nhân tạo đã biết.

Theo ông, trong các virus tự nhiên, các mẫu mô hình phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên, còn trong trường hợp virus được tạo ra do chỉnh sửa, chúng luôn xuất hiện ở một nơi nhất định. Ông nhấn mạnh rằng xác suất mà quá trình tiến hóa tự nhiên vô tình tạo ra mô hình này tối đa là 1/100 hoặc thấp hơn nhiều.

Ông Bruttel là người có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực miễn dịch học và được trao Giải thưởng Sáng tạo năm 2022 tại Đức.

Tuy nhiên, phát hiện trên bị các nhà miễn dịch học khác nhanh chóng phủ nhận. Nhà miễn dịch học Kristian Anderson thuộc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California (Mỹ) cho rằng nghiên cứu có sai sót lớn. Sau đó ông cũng trình bày phiên bản phân tích bộ gen Sars-CoV-2 của riêng mình trong một loạt bài đăng trên Twitter.

Trong khi đó, nhà virus học Đức Friedemann Weber – người đứng đầu Viện virus học tại Đại học Giessen nói rằng những phát hiện về “dấu vết sự can thiệp” của ông Bruttel và đồng sự không nhất thiết thể hiện nguồn gốc nhân tạo của virus.

Theo RT/IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.