Nghiên cứu mới: F0 từng gặp chấn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị hậu Covid-19

GD&TĐ - Một nghiên cứu được đăng tải trên medRxiv, nhóm chuyên gia Đại học Dayton, Mỹ, phát hiện người gặp chấn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị di chứng hậu Covid-19 cao gấp 5-6 lần.

Nghiên cứu: F0 từng gặp chấn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị di chứng hậu Covid-19 cao hơn 2-6 lần. Ảnh: Image for Web.
Nghiên cứu: F0 từng gặp chấn thương thời thơ ấu có nguy cơ bị di chứng hậu Covid-19 cao hơn 2-6 lần. Ảnh: Image for Web.

Nghiên cứu được thực hiện trên những người từ 18 tuổi trở lên đã từng mắc Covid-19. Họ trả lời bảng hỏi thông qua mạng xã hội về các nội dung gồm tiền sử bệnh lý, tâm lý, triệu chứng, diễn biến bệnh và cách điều trị Covid-19 cũng như di chứng.

Các câu hỏi xoay quanh một số vấn đề như trải nghiệm đau thương trước tuổi 17 như người thân mất, tiếp xúc với bạo lực, cha mẹ ly hôn, thương tích nặng, lạm dụng tình dục.

Nhóm chuyên gia cũng sử dụng thang đo sự kiện đau buồn để khảo sát về yếu tố gây căng thẳng trong vòng 3 năm.

Trong số 338 tình nguyện viên, 158 người (47%) hồi phục hoàn toàn sau 30 ngày kể từ khi có triệu chứng nhiễm nCoV. Còn lại, 53% báo cáo về các di chứng hậu Covid-19. Tất cả đều được chẩn đoán mắc Covid-19 trong thời gian tháng 1/2020-1/2021.

Hầu hết tình nguyện viên đều tự đánh giá trước khi mắc Covid-19 họ có sức khỏe rất tốt (37,6%) hoặc tốt (51,5%).

Các tác giả lưu ý người béo phì có tỷ lệ gặp di chứng hậu Covid-19 cao hơn. F0 mắc hội chứng Long Covid có tỷ lệ cao bị tăng huyết áp, đau nửa đầu, tăng lipid máu, đau đầu, rối loạn tuyến giáp, viêm xương khớp, đau cơ xơ hóa, hội chứng Ehlers-Danlos và dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, người không gặp di chứng Covid-19 lại có tần suất cao bị rối loạn lưỡng cực II.

Hầu hết F0 bị bệnh ở mức độ trung bình (32,6%) hoặc nhẹ (40,7%), khoảng 5% diễn biến nặng và viêm phổi.

Trong nhóm gặp di chứng hậu Covid-19, tỷ lệ người phải nhập viện, mắc bệnh nặng cao hơn. Đáng chú ý, nhóm này có tần suất xuất hiện các triệu chứng sau đây cao hơn so với giai đoạn nhiễm virus: sương mù não, cảm giác nóng rát, rối loạn nhịp tim, đau ngực, khó thở, khó thở, thiếu oxy, buồn nôn, táo bón, phát ban, đau cơ, nhức đầu, ớn lạnh và nổi hạch.

Đặc biệt, người từng gặp ít nhất một sự kiện đau thương thời thơ ấu có khả năng gặp di chứng hậu Covid-19 cao hơn gấp 3 lần. Những người có tiền sử gặp hai hoặc ba sự kiện đau buồn, nguy cơ này cao gấp 5-6 lần.

Ngoài ra, phantosmia (ảo giác khứu giác), đau ngực và sương mù não trong giai đoạn bệnh cấp tính là những yếu tố dự báo nguy cơ F0 có khả năng mắc hội chứng hậu Covid-19.

Từ những dữ liệu này, nhóm tác giả kết luận hơn 50% tình nguyện viên không hồi phục hoàn toàn sau 3 tháng mắc Covid-19 và đa số trường hợp là nữ giới. Hội chứng Long Covid không phải tình trạng hiếm và ảnh hưởng tới hai giới khác nhau. Đặc biệt, chấn thương thời thơ ấu làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này ở các F0.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ