Và đến nay, các nhà khoa học tại ĐH La Trobe (Úc) đã có thể chính thức xác nhận thông tin này. Cụ thể, cá sấu có khả năng "ngủ đơn bán cầu" - unihemispheric sleep - tức là chỉ có một bên bán cầu não dừng hoạt động khi ngủ, trong khi bán cầu còn lại vẫn hoạt động. Nói cách khác, khi ngủ chúng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại để quan sát xung quanh.
Trước kia, khả năng này xuất hiện ở nhiều loài chim và bò sát, thậm chí là một số loài động vật biển như cá heo và sư tử biển.
Với khả năng ngủ đơn bán cầu, các loài chim có thể tự cảm nhận được nguy hiểm, hay cá heo vẫn tiếp tục bơi dù đang ngủ. Tuy nhiên, cho đến nay mới có các bằng chứng đầu tiên cho thấy khả năng này xuất hiện ở cá sấu.
Cá heo là một trong những loài có khả năng "ngủ đơn bán cầu"
Để xác thực điều này, các nhà nghiên cứu đã quan sát những cá thể cá sấu nước mặn trong 24h, ghi lại lúc chúng ngủ và quan sát phản ứng của chúng khi con người xuất hiện trong quá trình đó.
Kết quả cho thấy, cá sấu luôn có xu hướng ngủ mở một mắt khi có con người ở xung quanh. Ngay cả khi con người đã bỏ đi, chúng vẫn tiếp tục nhìn vào khoảng trống đã nhìn thấy con người từ trước đó.
Lần đầu tiên khả năng ngủ "mắt nhắm mắt mở" được phát hiện trên cá sấu Theo Michael Kelly - người đứng đầu nghiên cứu cho biết:
"Phát hiện này thực sự đáng chú ý khi có thể thay đổi quan niệm của chúng ta về sự tiến hóa của giấc ngủ. Những giấc ngủ vẫn được cho là "bình thường" có thể ẩn chứa nhiều hơn chúng ta nghĩ". Bước tiếp theo của nghiên cứu này là xác thực lại một lần nữa việc cá sấu luôn ngủ như vậy. Để làm được điều này, Kelly cho biết sẽ ghi lại sóng não của cá sấu khi chúng đang ngủ.
Theo Trí thức trẻ