Nghiên cứu, bảo tồn giá trị di sản ở Cao Bằng liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương

GD&TĐ - Ngày 27/10, Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 được tổ chức.

Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Báo Cao Bằng điện tử
Các đại biểu dự hội thảo. Ảnh: Báo Cao Bằng điện tử

Với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”, hội thảo được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh; một số phó giáo sư, tiến sĩ Viện Sử học Việt Nam; đại diện giáo viên, học sinh lớp chuyên Sử, Trường THPT Chuyên tỉnh Cao Bằng.

Đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu, bảo tồn những giá trị di sản ở Cao Bằng liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương” được UBND tỉnh phê duyệt ngày 28/4/2022 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì, nhằm nghiên cứu, làm rõ kết luận: Quê hương, nguồn gốc của Thục Phán - An Dương Vương ở Cao Bằng. Từ đó, xây dựng kế hoạch bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử, phục dựng di tích liên quan đến Thục Phán - An Dương Vương. Làm căn cứ để lập hồ sơ các địa danh, di tích, hiện vật đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, cấp Nhà nước.

Hội thảo khoa học lần thứ nhất với chủ đề “Tiếp tục nghiên cứu về Thục Phán - An Dương Vương tại Cao Bằng” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Sử học Việt Nam tổ chức tháng 12/2023, đến nay, hội thảo lần 2 nhận được 6 tham luận, hội thảo lần 3 nhận được 13 tham luận. Qua những thư tịch và tư liệu, các bài tham luận tại hội thảo đã bổ sung, làm sáng tỏ nhiều vấn đề về Thục Phán - An Dương Vương, về nước Nam Cương, nước Âu Lạc, nêu bật phong phú cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra trên đất Âu Lạc.

pho-giao-su-tien-si-trinh-nang-4963-9422.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trình Năng Chung tham luận tại hội thảo. Ảnh: Báo Cao Bằng điện tử

Tại hội thảo, các đại biểu báo cáo tham luận, thảo luận, đánh giá về vai trò Thục Phán - An Dương Vương đoàn kết lực lượng đánh bại quân Tần; chứng minh vùng đất lịch sử (Cao Bình), kinh đô Nam Bình (Nam Cương) là quê hương của Thục Phán cổ đại, nơi sau này là nơi dựng nghiệp của Nùng Trí Cao và kinh đô nhà Mạc (3 đời vua) trên 80 năm tại Cao Bằng; phân tích một số tư liệu, cơ sở khoa học, các địa danh, di tích, di vật liên quan đến Thục Phán và nước Nam Cương trong truyền thuyết “Cẩu chùa cheng vùa” (Chín chúa tranh vua); đồng thời, đề nghị các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật cần có dấu tích, di tích rõ ràng…

Hội thảo tạo điều kiện các các nhà sử học, các nhà nghiên cứu của Trung ương và địa phương tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, làm sáng tỏ về Thục Phán - An Dương Vương trong lịch sử Cao Bằng nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung.

Theo Báo Cao Bằng điện tử

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Liệu có lợi hại hơn?

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã biến nghi thức nhậm chức thành một lễ hội lớn thực sự nhằm tôn vinh sự trở lại của mình.