Tuy nhiên tôi được đào tạo chính quy sư phạm Toán nên nhà trường có phân công tôi tham gia dạy một số tiết của khối 8.
Xin hỏi trường hợp của tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp như những giáo viên khác hay không? Ở trường giáo giáo viên nghỉ thai sản vẫn được hưởng phụ cấp này, như vậy đúng hay sai?– Nguyễn Minh Hà (minhha***@gmail.com).
* Trả lời:
Theo Điểm a, Khoản 1 Phần I Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 “hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”, có nêu:
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành GD -ĐT (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi.
Như vậy, với quy định nêu trên, nếu như bạn được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP vào vào các ngạch viên chức ngành GD -ĐT (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi (hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp).
Vấn đề thư hai bạn quan tâm, chúng tôi xin được trả lời như sau: Tại Điểm b Khoản 2 Phần I có hướng dẫn nhà giáo không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
- Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
- Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Với hướng dẫn nêu trên thì trong thời gian nghỉ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp đứng lớp.