“Chúng tôi đang nhận được rất nhiều khí đốt từ Mỹ, LNG của họ đắt hơn và tệ hơn nhiều (khí đốt Nga) về mặt môi trường” – ông Andrei Hunko nói với tờ Global Times.
Ông Hunko cho rằng trước khi xảy ra các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và Nord Stream 2, Đức đã có cơ hội nhận được khí đốt tự nhiên giá rẻ từ Nga.
Theo ông, hiện nay Đức đang phụ thuộc năng lượng vào Mỹ.
"Ai được lợi từ việc này? Đó là những quốc gia xuất khẩu khí đốt sang Đức. Chủ yếu là Mỹ.
Điều này không chỉ có nghĩa là giá xăng cao hơn đối với người dân Đức mà còn là một vấn đề đối với ngành công nghiệp Đức" - chính trị gia này nói.
Rò rỉ tại các đường ống Nord Stream được phát hiện vào tháng 9/2022. Đại diện trung tâm địa chấn Thụy Điển Björn Lund cho biết 2 vụ nổ mạnh dưới nước đã được ghi nhận tại khu vực rò rỉ trên đường ống.
Dấu vết của chất nổ được tìm thấy tại hiện trường vụ nổ. Liên bang Nga gọi vụ việc là một hành động khủng bố nhà nước.
Ngày 8/2, nhà báo Mỹ Seymour Hersh đăng bài điều tra về hành vi phá hoại đối với đường ống dẫn khí đốt của Nga.
Trong đó nói rằng thợ lặn Mỹ đã đặt bom trong cuộc tập trận Baltops ở Biển Baltic vào tháng 6/2022 và người Na Uy đã kích hoạt chất nổ. Theo nhà báo, động cơ của Washington là buộc Đức phải cung cấp hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.
Sau đó, vào ngày 23/3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng không có cơ quan liên bang nào của Mỹ tham gia vào việc phá hoại trên Nord Streams.
Đáp lại, Đại sứ quán Nga tại Washington báo cáo rằng những tuyên bố của phía Mỹ về việc không tham gia cuộc tấn công khủng bố nhắm vào đường ống dẫn khí đốt của Nga không có bất kỳ sự tin cậy nào và cần phải xác minh.