Nghị lực vươn lên của thầy giáo người dân tộc Cơtu

GD&TĐ - Sinh ra trong gia đình 11 anh chị em, thầy Hiện người duy nhất trong nhà được đi học đầy đủ. Vì vậy, thầy quyết tâm học để thay đổi cuộc đời.

Một tiết học của thầy thầy Trương Văn Hiện là giáo viên, Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) và học trò. Ảnh NVCC.
Một tiết học của thầy thầy Trương Văn Hiện là giáo viên, Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) và học trò. Ảnh NVCC.

Quá trình học tập đầy thử thách

Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, bố mẹ phải chạy ăn từng bữa, do vậy việc cho con đi học đối với gia đình thầy Trương Văn Hiện, giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) rất khó khăn. Trong gia đình, thầy Hiện là người duy nhất được đi học đầy đủ.

Thầy Hiện tâm sự: “Gia đình tôi chỉ có vài sào ruộng nhưng trong nhà có hơn chục miệng ăn nên không đủ. Vì vậy để chạy ăn từng bữa, bố mẹ đã phải làm thuê nhiều nghề hay những ngày nhàn rỗi lại vào rừng đốn củi, chặt lá nón, bứt mây để bán kiếm thêm thu nhập.

Bố mẹ xoay đủ nghề nhưng vẫn không đuổi được cái nghèo đói đi, tôi quyết tâm phải học thật tốt thay đổi tương lai, cuộc đời; để cái nghèo đói không còn bám theo”.

Thế rồi, ngày một buổi đi học, buổi còn lại phụ bố mẹ đốn củi, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống nhưng chưa bao giờ thầy nghĩ đến việc nghỉ học giữa chừng.

Thầy Trương Văn Hiện là giáo viên, Trường Tiểu học Hòa Bắc.
Thầy Trương Văn Hiện là giáo viên, Trường Tiểu học Hòa Bắc.

Kết thúc bậc THCS vì điều kiện kinh tế quá khó khăn, thầy Hiện thi vào Trường THPT Phạm Phú Thứ cách nhà 25km.

“Nhờ có chế độ ăn ở, miễn học phí dành cho đối tượng học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, đã giúp tôi tiếp tục đi học và theo đuổi ước mơ làm thầy giáo của mình”, thầy Hiện cho biết.

Tốt nghiệp THPT, thầy Hiện đăng ký học chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc, hệ trung cấp, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng. Thế nhưng, bố mẹ thầy vì điều kiện kinh tế khó khăn, sợ không lo được cho con đi học tiếp nên gia đình thầy đã khuyên lấy xong bằng tốt nghiệp thì đi làm công nhân.

“Ngày nhận được giấy báo trúng tuyển, tôi đã hạnh phúc vô cùng nhưng khuôn mặt của bố mẹ tôi lại hiện rõ nổi lo lấy tiền đâu cho tôi nhập học, trang trải cuộc sống. Để trấn an bố mẹ, tôi đã nói sẽ đi làm thêm trong lúc học”, thầy Hiện kể.

Ngày đi nhập học, bố mẹ đã đưa cho tôi một chỉ vàng đem đi bán để lấy tiền nhập học. “Lúc đó, tôi đã khựng lại, thương bố mẹ vô cùng. Bởi gia tài lớn nhất bố mẹ dành dụm chỉ có một chỉ vàng duy nhất để phòng khi có việc gì nhưng vì tôi họ đã không tiếc”, thầy Hiện nhớ lại.

Những khó khăn tưởng dừng lại ở đó, tuy nhiên khi đang học năm cuối thầy Hiện nhận được tin bố mắc bệnh hiểm nghèo. “Lúc đó, tôi cứ ngỡ mình sẽ phải nghỉ học. Tuy nhiên, mẹ tôi động viên và vay vốn ngân hàng chính sách để tôi có tiền trang trải cuộc sống cũng như yên tâm học để tốt nghiệp ra trường đúng hạn”, thầy Hiện kể.

Năm 2016, thầy đỗ thi viên chức sự nghiệp giáo dục và đã đi làm việc chính thức tại trường cho đến bây giờ. Ảnh NVCC.

Năm 2016, thầy đỗ thi viên chức sự nghiệp giáo dục và đã đi làm việc chính thức tại trường cho đến bây giờ. Ảnh NVCC.

Năm 2013 tốt nghiệp hệ trung cấp, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng, huyện không có đợt thi tuyển viên chức. Thầy Hiện đã đi làm thêm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh, chờ ngày thi tuyển.

Năm 2015, thầy Hiện được nhận vào dạy hợp đồng Trường Tiểu học Hòa Bắc đến năm 2016, thầy đỗ thi viên chức sự nghiệp giáo dục và đi làm việc chính thức tại trường cho đến bây giờ.

Thầy Trương Văn Hiện, giáo viên Trường Tiểu học Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, tỉnh Đà Nẵng) là một trong 58 thầy cô sẽ được vinh danh tại chương trình “chia sẻ thầy cô năm 2023”.

Chương trình “chia sẻ thầy cô năm 2023” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Hỗ trợ trò nghèo vượt qua khó khăn để vươn tới ước mơ

Xuất thân từ gia đình khó khăn vì vậy khi thấy học trò nghèo vất vả bám con chữ thầy Hiện đã đã tham mưu Lãnh đạo Ban giám hiệu nhà trường kêu gọi các đơn vị tổ chức mạnh thường quân hỗ trợ giúp đỡ các em như sách, vở, bút và các nhu yếu phẩm và tiền mặt tặng ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em có động lực đến trường.

Là người gắn bó với thầy Hiện khá từ ngày vào trường, cô Lê Thị Thanh Xuân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Bắc chia sẻ: “Khi bắt đầu làm việc tại trường, thầy Hiện chỉ là giáo viên hợp đồng. Nhưng thầy Hiện luôn là giáo viên năng nổ, tích cực, luôn hòa đồng với tất cả mọi người. Mặc dù, hoàn cảnh thầy đang rất khó khăn nhưng luôn hy sinh cho học trò của mình.

Sau một năm, thầy Hiện đã vượt qua vòng thi tuyển viên chức sự nghiệp giáo dục huyện Hòa Vang. Từ đó đến nay, thầy Hiện đã có bảy năm công tác tại trường và đạt nhiều thành tích cao trong các phong trào học tập.

Trong thời gian công tác tại trường, thầy Hiện luôn thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa đảm bảo công tác đội vừa đảm nhận mảng y tế. Đặc biệt, thời gian dịch Covid 19 diễn ra phức tạp và nguy hiểm, thầy Hiện rất vất vả, luôn chủ động để kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh.

“Do công tác xa nhà, thầy Hiện để phụ vợ chăm sóc con hiện đã đón con đầu (6 tuổi) lên ở cùng mình, còn một đứa ba tuổi ở nhà cùng vợ. Cuối tuần, thầy lại cùng con đi quãng đường 100km để cả nhà đoàn tụ”, Trương Văn Hiện là giáo viên, Trường Tiểu học Hòa Bắc chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.