Nghị lực phi thường của người phụ nữ 63 lần truyền hóa chất trị ung thư vú

Chị Trần Thị Cẩm Bào ở Hà Nội đã 6 năm điều trị ung thư với 63 lần truyền hóa chất, 19 lần cấp cứu.

Nghị lực phi thường của người phụ nữ 63 lần truyền hóa chất trị ung thư vú

Chị Bào năm nay 45 tuổi, đã kiên cường vượt qua tất cả khó khăn đau đớn của căn bệnh ung thư vú.

Hiện bên cạnh việc vẫn tiếp tục điều trị bệnh, chị tích cực hoạt động truyền cảm hứng và nghị lực sống cho những người bệnh giống như mình. 

Gia đình hạnh phúc là điểm tựa tinh thần vững chắc của chị Cẩm Bào. Ảnh: Thùy An

Chị Cẩm Bào cùng chồng con. Gia đình hạnh phúc là điểm tựa tinh thần vững chắc của chị.

Ung thư là căn bệnh thầm lặng và ngày càng tấn công người trẻ ở Việt Nam, song hiện ít người hiểu biết về tầm soát và điều trị bệnh.

Chị Bào chia sẻ: "Cần giúp mọi người sớm hiểu rõ về căn bệnh, để thấu hiểu và tuyệt đối không có tư tưởng kỳ thị bệnh nhân ung thư". 

Trong 6 năm điều trị, chị Cẩm Bào rút ra bí quyết 4 chữ "T" để người bệnh có thể sống khỏe: Tinh thần, thể thao, thuốc và thảo dược.

Ngoài ra người bệnh luôn phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để giúp người bệnh vượt qua ung thư, gia đình và người thân không nên quá lo lắng, hoảng sợ mà phải luôn là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất cho người bệnh.

"Lúc phát hiện bệnh, tôi tự nhủ mình suy nghĩ tích cực, phải đứng dậy làm điều ý nghĩa để tiếp tục cống hiến cho cuộc đời. Ngoài kia còn nhiều số phận khó khăn hơn mình nhiều", người phụ nữ nói.

Ung thư đã di căn, chị Cẩm Bào vẫn dành phần lớn thời gian cho hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ bệnh nhân và giúp mọi người hiểu hơn về bệnh.

Chị xây dựng "Thư viện tóc - Góc cười cuộc sống", thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện "Hoa ưu đàm - Nhịp cầu nhân ái". Chị cùng nhóm của mình quyên góp hơn 200 chiếc xe lăn tặng người bệnh, tổ chức chương trình "Triệu bức tranh - nghìn hy vọng" mang màu sắc đến từng phòng bệnh.

Tế bào ung thư thầm lặng lớn lên từng ngày trong cơ thể người bệnh. Điều trị bệnh cũng vô cùng phức tạp nên phải đến đúng viện, khám đúng bác sĩ chuyên môn.

Chị Bào khuyên bệnh nhân không nên nghe truyền miệng hay theo xu thế đám đông mà bỏ bệnh viện, tự chữa bệnh, ngồi thiền, tin vào "thần dược" chữa bách bệnh. Thậm chí kiêng ăn vì cho rằng thức ăn dinh dưỡng sẽ nuôi tế bào ung thư phát triển là hoàn toàn sai lầm. 

"Tôi mong muốn có đủ sức khỏe để đi xa hơn và giúp đỡ nhiều hơn các bệnh nhân ung thư, để những ngày sống còn lại của đời mình thêm ý nghĩa", chị Cẩm Bào chia sẻ.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.