Nghi án hối lộ: Cá nhân, dự án nào "dính phốt"?

Câu hỏi lớn nhất được đặt ra: Những cán bộ nào của ngành đường sắt Việt Nam có thể là đối tượng bị công ty Nhật tố nhận hối lộ và dự án họ đang muốn nhắc tới là gì? 

Tại cuộc họp, ông Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc Ban QLDA đường sắt, thuộc TCT ĐSVN giải trình, khẳng định không nhận hối lộ
Tại cuộc họp, ông Trần Văn Lục, nguyên Giám đốc Ban QLDA đường sắt, thuộc TCT ĐSVN giải trình, khẳng định không nhận hối lộ

Chiều 23/3, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp khẩn, chỉ đạo xử lý thông tin liên quan nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đã đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt Nam khoảng 16 tỷ đồng để được nhận thầu, vừa được báo chí Nhật Bản và trong nước đưa tin.

Ai liên quan trực tiếp? 

Tại cuộc họp, một số cán bộ liên quan như: Giám đốc Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt đương nhiệm và một số cán bộ liên quan đã khẳng định không nhận bất cứ đồng nào từ nhà thầu Nhật.

Cụ thể, các ông: Ngô Anh Tảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (phụ trách đầu tư); Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt; Trần Văn Lục và ông Trần Quốc Đông - Nguyên Giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt, thuộc Tổng Công ty ĐSVN, đều khẳng định mình không nhận hối lộ của nhà thầu JTC.

Tuy vậy, việc đình chỉ chức danh Giám đốc Ban Quản lý cacs dự án Đường sắt (RPMU - thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) của ông Nguyễn Văn Hiếu cũng được quyết định. Việc đình chỉ này được thực hiện trong vòng 15 ngày để phục vụ việc xác minh.

Dự án nào đang “dính phốt”? 

Cũng tại cuộc họp này, Bộ trưởng Thăng đã chỉ đạo dừng giải ngân và rà soát các thủ tục giải ngân số tiền còn lại, tạm dừng đàm phán giai đoạn 2A (đoạn Giáp Bát đến Ngọc Hồi) của dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1).

Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên) được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư tại Văn bản số 195/CP-CN ngày 12/2/2004. Dự án này được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA Nhật Bản. 

Theo quyết định đầu tư số 3304/QĐ-BGTVT ngày 31/10/2008, Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1 có quy mô xây dựng mới đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát - Gia Lâm với chiều dài 15,36 km và khu Tổ hợp Ga Ngọc Hồi dài 3,85 km. Tổng mức đầu tư (TMĐT) là 19.460 tỷ đồng (13.972 tỷ vay JICA, còn lại là đối ứng). 

Dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (TCT ĐSVN) làm chủ đầu tư, quản lý dự án là Ban QLCDA Đường sắt (RPMU) thuộc TCT ĐSVN, tiến độ dự kiến từ năm 2008-2017.

Hiện tại, đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với giá trị 4,683 tỷ yên cho công tác thiết kế kỹ thuật (TKKT) và hỗ trợ đấu thầu. 

Tổng Cty  ĐSVN đã tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn từ tháng 4/2008, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do Japan Transportation Consultant, Inc (JTC) đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác gồm JARTS, JRC, JEC, KOKEN và các Công ty tư vấn Việt Nam gồm Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng GTVT (TRICCO), TEDI và TEDI-South, viết tắt là liên danh JKT. Giá trúng thầu là 2.900.786.900 yên (khoảng 517.592.101.400 đồng) và 320.588.823.878 đồng.

RPMU và liên danh tư vấn đã ký hợp đồng ngày 9/9/2009, thời gian thực hiện từ 1/10/2009 đến 30/11/2011. Trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn, do có một số nội dung thay đổi, phát sinh (như tăng diện tích, số lượng công trình, điều chỉnh vị trí các nhà ga, thay đổi vị trí cầu vượt sông Hồng theo khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu HAIMUD của JICA về phát triển đô thị kết hợp với vận tải khối lượng lớn cho TP Hà Nội,...).

Tổng giá trị hợp đồng tư vấn sau điều chỉnh là 3.604.135.092 yên (khoảng 742.451.828.952 đồng) và 236.091.504.476 đồng, thời gian thực hiện kéo dài thêm 11 tháng đến ngày 31/10/2012.

Đến nay, tư vấn đã cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật nhưng do cầu vượt sông Hồng và đoạn tuyến phía Bắc cầu sông Hồng chưa được TP Hà Nội và các bộ, ngành thống nhất hướng tuyến nên TCty ĐSVN chưa thể phê duyệt được toàn bộ TKKT. 

Hợp đồng tư vấn đã giải ngân khoảng 80% phần tiền yên và 69% phần tiền Việt (giá trị hợp đồng còn lại là: 705.341.018 yên - khoảng 145.292.627.708 đồng và 72.399.542.605 đồng).

JTC cũng tham gia liên doanh tư vấn dự án thay thế 7 cầu yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam
JTC cũng tham gia liên doanh tư vấn dự án thay thế 7 cầu yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam  

Động thái từ Nhật

Chiều 20/3, lãnh đạo Vụ Kế hoạch Đầu tư của Bộ GTVT và TCty Đường sắt Việt Nam đã tiếp ông K.Yamamoto - Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và ông H. Hayashi - Bí thư thứ nhất Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. 

Tại cuộc họp, phía bạn thông báo về việc báo The Yomiuri Shimbun ngày 20/3/2014 đưa tin JTC đã phải chi bất hợp pháp 100 triệu yên cho các cán bộ và một số đối tượng khác ở nước thứ ba (gồm Indonesia, Uzebekistan và Việt Nam, riêng hối lộ cho các bên ĐSVN khoảng 16 tỷ đồng) từ năm 2008 – 2012 để được tham gia thực hiện các dự án ODA. 

Tổng giá trị đầu tư của các dự án này là 6 tỷ yên. Điều đó khẳng định, việc làm của Công ty JTC là vi phạm Luật Chống cạnh tranh không công bằng, trong đó nghiêm cấm các hành vi hối lộ quan chức các chính phủ nước ngoài. Cũng tại cuộc gặp này, phía JICA đã cho biết. 

Quan điểm của Bộ GTVT?

Đại diện Bộ GTVT đã ghi nhận sự việc trên và cam kết với phía Nhật  là Bộ GTVT sẽ khẩn trương và sẵn sàng phối hợp với JICA, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc xác minh, làm rõ và chia sẻ các thông tin. 

Bộ GTVT sẽ kiên quyết, khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai.

Tối 23/3, Bộ GTVT có thông cáo gửi các cơ quan báo chí bày tỏ quan điểm của Bộ và thông báo tiến trình xác minh thông tin liên quan đến vụ việc, đồng thời cho biết, Bộ đã có báo cáo gửi Thủ tướng, Ban Nội chính T.Ư, Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ.
 
Thông cáo báo chí của Bộ nêu rõ: Bộ GTVT đã yêu cầu các cá nhân có liên quan đến Dự án, kể cả những người đã chuyển công tác, tạm dừng thực hiện các nhiệm vụ đang được phân công để tập trung giải trình về trách nhiệm cá nhân trong thời gian tham gia tại Dự án. 

Yêu cầu trên cũng được thực hiện cả với các cán bộ có liên quan đến dự án này đã nghỉ hưu. Báo cáo của các cá nhân hoàn thành trước ngày 31/3 tới. 

Bộ trưởng Thăng cũng giao Thanh tra Bộ thành lập các đoàn thanh tra, thanh tra tất cả các dự án mà JTC đã và đang tham gia, trước mắt là các dự án thuộc lĩnh vực đường sắt.

Đối với Dự án án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (Tuyến số 1) giai đoạn 1: Trước mắt, Bộ yêu cầu TCT Đường sắt Việt Nam, Ban Quản lý các dự án đường sắt tạm dừng giải ngân theo Hợp đồng đã ký với JTC; đồng thời, tạm dừng thương thảo tài chính Hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a đối với JTC.

Ngày 23/3, Bộ GTVT cũng đã có báo cáo gửi Thủ tướng về việc trên. Đồng thời cũng đã báo cáo Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để cung cấp thông tin và phối hợp xử lý khi có những thông tin tiếp theo.

Theo vtc.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.