Nghẹt mũi nên áp dụng ngay 20 cách thông xoang mũi đơn giản

GD&TĐ - Nghẹt mũi là triệu chứng khá thường gặp của người bị viêm xoang mũi hoặc viêm mũi dị ứng. Khi bị nghẹt mũi nên làm gì để thông mũi, giảm cảm giác khó chịu?

Nghẹt mũi gây ra cảm giác vô cùng khó chịu
Nghẹt mũi gây ra cảm giác vô cùng khó chịu

Tìm hiểu về triệu chứng nghẹt mũi

Khi cơ thể phản ứng với tác động bên ngoài tấn công cơ thể như bụi, chất gây dị ứng hay vi rút, hệ miễn dịch sẽ khởi động phản ứng và có thể phát sinh viêm nhiễm.

Nghẹt mũi xuất hiện khi tình trạng viêm ảnh hưởng tới các mạch máu bên trong mũi và các mô mũi sưng lên. Tích tụ chất nhầy gây ra tình trạng sổ mũi cũng xảy ra.

Nghẹt mũi có thể kéo dài một vài ngày hoặc thậm chí tới vài tuần. Thường nguyên do ngạt mũi là do vi rút cảm lạnh thông thường hoặc các loại dị ứng gây ra. Tuy nhiên tình trạng này cũng do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai gây ra.

Đối với trẻ sơ sinh chưa biết cách thở ra bằng miệng thì nghẹt mũi gây ra tình trạng khá nghiêm trọng với bé. Tuy nhiên đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì nghẹt mũi chỉ gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày của chúng ta.

Đối với trẻ em bị nghẹt mũi có thể do dị vật trong đường thở do bé vô tình đưa vào mũi. Trường hợp này bố mẹ cần khẩn cấp đưa trẻ đến bệnh viện để lấy dị tật ra khỏi mũi.

Còn ở người lớn, một số bất thường về cấu trúc đường thở như lệch vách ngăn hoặc mắc một số bệnh mạn tính như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi cũng gây ra nghẹt mũi.

Khi bị nghẹt mũi nên làm gì để thông thoáng khoang mũi?

Bị nghẹt mũi nên làm gì để thông thoáng khoang mũi?
Bị nghẹt mũi nên làm gì để thông thoáng khoang mũi?

Bị nghẹt mũi tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chế độ sinh hoạt, có thể khiến bạn bị mất ngủ. Hãy áp dụng những mẹo sau để giúp làm dịu triệu chứng nghẹt mũi và nhanh khỏi bệnh.

1. Không xì mũi

Khi bị nghẹt mũi bạn muốn xì mũi ra khăn giấy là một phản ứng hết sức bình thường. Tuy nhiên việc xì mũi trong khi nghẹt mũi không được khuyến khích.

Một nghiên cứu đã cho thấy khi xì mùi, bạn sẽ tạo ra áp suất dư thừa trong khoang mũi khiến cho chất lỏng từ mũi đi vào xoang. Từ đó, tình trạng viêm nhiễm không được giải quyết mà có thể tăng nặng hơn.

Thay vì xì mũi, khi chảy nước mũi bạn có thể dùng khăn để thấm nước mũi chảy ra. Nếu bạn rất muốn xì mũi thì hãy xì từng bên cánh mũi và xì nhẹ.

2. Bấm huyệt để giảm nghẹt mũi

Day huyệt bên hốc mũi trong khoảng 3 phút để giúp giảm nghẹt mũi
Day huyệt bên hốc mũi trong khoảng 3 phút để giúp giảm nghẹt mũi

Bấm huyết chính là việc dùng ngón tay bấm vào một số điểm bất kỳ trên mặt. Dù bấm huyệt không chữa khỏi được cảm lạnh những cũng giúp giảm áp lực cho xoang mũi.

Để loại bỏ áp lực trong xoang, hãy dùng ngón trỏ tay trái và phải để ấn vào gốc một trong hai bên mũi. Giữ và day trong khoảng 3 phút.

Khi bị đau đầu do viêm xoang, hãy ấn các ngón tay vào góc trong cùng của một trong hai lông mày trong ba phút.

3. Uống đủ nước

Khi đờm trở nên quá đặc, dính chặt vào mũi, làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi, uống đủ nước sẽ làm lỏng chất nhầy mũi, giúp thoát dịch xoang.

Nếu bị nghẹt mũi do cảm lạnh, bạn nên đặt mục tiêu uống đủ 11,5 cốc đối với nữ và 15,5 cốc đối với nam.

4. Đồ ăn cay

Trong ớt chứa capsaicin giúp làm loãng đờm
Trong ớt chứa capsaicin giúp làm loãng đờm

Trong ớt có chứa một thành phần là capsaicin. Chất này có tác dụng làm loãng đờm. Chính vì thế ăn đồ ăn chứa capsaicin có thể giúp giảm nghẹt mũi nhẹ. Tuy nhiên, capsaicin cũng kích thích tiết dịch nhầy khiến bạn chảy nhiều nước mũi hơn.

5. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi giúp giảm tắc nghẽn bằng cách giúp giảm sưng các mạch máu trong mũi. Thuốc thông mũi được bán không cần kê đơn dưới dạng thuốc xịt mũi và thuốc uống.

Bạn có thể mua thuốc thông mũi tại các nhà thuốc theo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ tại hiệu thuốc.

Để đạt được hiệu quả giúp giảm nghẹt mũi cần uống thuốc thông mũi kết hợp thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine. Một số loại thuốc thông mũi dùng vào ban ngày cần bổ sung caffein để giúp bạn tỉnh táo hơn.

6. Sử dụng thuốc chống viêm NSAID

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp làm giảm viêm và đau.

Tuy thuốc chống viêm không steroid không có khả năng điều trị ho đi kèm sổ mũi. Tuy nhiên, thuốc được chỉ ra có thể giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả kèm các triệu chứng cảm lạnh khác như:

  • Hắt hơi
  • Đau đầu
  • Đau tai
  • Đau khớp và cơ
  • Sốt cao

7. Sử dụng viên ngậm bạc hà

Viên ngậm bạc hà cho cảm giác thông thoáng mũi tức thì
Viên ngậm bạc hà cho cảm giác thông thoáng mũi tức thì

Viên ngậm bạc hà chứa các thụ thể menthol sẽ tạo cảm giác thông thoáng mũi ngay tức thì. Dù tinh dầu bạc hà không thực sự giúp làm giảm nghẹt mũi nhưng có thể giúp cho bạn thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi.

Viên ngậm bạc hà có thể cải thiện một số tình trạng bệnh khác kèm nghẹt mũi như ho hoặc đau họng. Viên ngậm bạc hà có bán rộng rãi tại hiệu thuốc mà không cần kê đơn.

8. Ăn cháo gà

Cháo gà được xem như có lợi ích về mặt y học đối với người bị nghẹt mũi. Bởi súp gà được xem là có tác dụng chống viêm nhẹ. Đặc biệt cháo gà giàu chất dinh dưỡng và giúp cải thiện quá trình hydrat hóa.

9. Uống trà nóng

Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể uống trà nóng. Bởi trà có đặc tính kháng virus, chống viêm và chống oxy hóa. Dù chưa có bằng chứng cho thấy trà nóng giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi hiệu quả.

Thêm mật ong hoặc chanh vào trà cũng có thể tăng hiệu quả chống viêm. Mật ong giúp làm dịu cơn ho trong khi chanh có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Vì thế, khi bị nghẹt mũi có thể uống một cốc trà ấm để giúp thông xoang mũi cho giấc ngủ ngon hơn.

10. Xông mặt hơi nước

Xông hơi nước nóng sẽ giúp cho bạn dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi
Xông hơi nước nóng sẽ giúp cho bạn dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi

Hơi nước giúp làm loãng chất nhầy trong khoang mũi giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Cách đơn giản nhất để tự xông mặt là đổ nước ấm ra chậu trong bếp hoặc phòng tắm.

Bạn hãy đổ đầy nước ấm vào chậu rửa. Đặt một chiếc khăn lên đầu và nghiêng người trên bồn rửa. Khi hơi nước nóng bốc lên hãy hít thật sâu. Chú ý nên để da mặt cách một chút so với mặt nước hoặc hơi nước.

11. Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng giúp giảm nghẹt mũi tạm thời bằng cách làm loãng dịch nhầy trong mũi. Chuyển vòi hoa sen sang nhiệt độ ấm một chút sẽ giúp thông thoáng khoang mũi nhanh chóng.

Khi tắm hãy đóng cửa phòng tắm để hơi nước có thể ngưng tụ lại. Khi hơi nước bốc lên trong nhà tắm hãy hít thở sâu vài lần để làm sạch các xoang mũi, thông thoáng khoang mũi.

12. Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi
Rửa mũi giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi

Rửa mũi bằng nước muối giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng liên quan.

Muốn rửa mũi cần sử dụng bình rửa mũi chuyên dụng – bình nhỏ sử dụng dung dịch nước muối để rửa sạch chất nhầy trong mũi và xoang. Sử dụng nước muối pha loãng trong bình netti, chai bóp, ống tiêm để dẫn nước qua mũi rửa mũi.

Lưu ý khi rửa mũi cần sử dụng nước cất hoặc nước đun sôi để nguội. Sử dụng muối pha sẵn theo hướng dẫn của các loại bình rửa mũi.

13, Đắp miếng dán thông mũi

Dùng miếng dán chống nghẹt mũi sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Dùng miếng dán chống nghẹt mũi sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Miếng dán chống ngạt mũi có tác dụng giúp mở đường thở để cải thiện nhịp thở khi bị nghẹt mũi. Sử dụng miếng dán sẽ giúp cải thiện việc thở khi mũi bị nghẹt do tắc nghẽn.

Miếng dán thông mũi khi bị nghẹt có bán tại các hiệu thuốc. Miếng dán “giống như lò xo”, ở mặt dưới là một chất kết dính đặc biệt, khi đặt đúng cách và vị trí trên mũi sẽ nhẹ nhàng dính vào và kéo mở cánh mũi làm rộng vách ngăn ở mũi. Khi cánh mũi cố gắng trở lại hình dạng ban đầu của chúng, miếng dán ngay lập tức cung cấp 1 lực nâng mở cánh mũi giúp mũi luôn được mở rộng, không khí khi hít thở được dễ dàng.

14. Sử dụng thuốc xịt mũi Corticosteroid

Corticosteroid là một loại thuốc giảm viêm. Thuốc xịt mũi corticosteroid được sử dụng để điều trị nghẹt mũi do viêm, chảy nước mũi và hắt hơi.

Thuốc xịt mũi corticosteroid có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng về mũi. Tuy nhiên, các loại thuốc xịt này có tác dụng làm khô mũi và có thể gây chảy máu cam. Vì thế không nên sử dụng thuốc xịt mũi liên tục quá 7 ngày.

15. Sử dụng đèn xông tinh dầu trong phòng

Tinh dầu có khả năng cải thiện tình trạng tắc nghẽn trong mũi xoang. Một số loại tinh dầu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà. Có thể dùng đèn xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu trong phòng.

16. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo độ ẩm giúp bổ sung độ ẩm trong không khí. Tuy chưa có bằng chứng cho thấy máy tạo độ ẩm giúp giảm triệu chứng cảm lạnh nhưng sẽ giúp cho tình trạng nghẹt mũi được cải thiện.

Không khí khô được xem là làm kích ứng cổ họng và mũi xoang. Nếu không khí trong phòng quá khô hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Tuy nhiên cần làm sạch thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển bên trong máy tạo độ ẩm.

17. Uống thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng của cơ thể
Thuốc kháng histamine ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng của cơ thể

Histamine là một loại hormone đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng của cơ thể. Thuốc kháng histamine hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa tác động của hormone này, giúp cơ thể giảm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng dị ứng khác.

Tuy nhiên, thuốc kháng histamine có tác dụng phụ phổ biến là gây buồn ngủ. Vì thế khi muốn sử dụng thuốc nên dùng trước thời gian nghỉ ngơi.

18. Thoa tinh dầu lên ngực

Tinh dầu được cho là giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh và giúp ngủ ngon hơn. Mặc dù không có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của tinh dầu nhưng thường sử dụng chúng khá an toàn.

Một số loại tinh dầu có đặc tính chống lạnh như: dầu tràm, bạc hà, dầu bạch đàn,… Tuy nhiên, đối với trẻ em thì nên lựa chọn loại tinh dầu phù hợp dùng cho trẻ.

19. Kê cao gối khi ngủ

Để thoát chất nhầy và giảm áp lực xoang khi ngủ, bạn nên kê cao đầu khi ngủ. Khi bị nghẹt mũi nếu đi ngủ nên nằm ngửa và dùng thêm một chiếc gối để kê cao đầu.

20. Thay đổi thói quen sống để giảm nghẹt mũi

Người bị nghẹt mũi nên nói không với rượu bia
Người bị nghẹt mũi nên nói không với rượu bia
  • Nói không với rượu bia: Đối với người bị nghẹt mũi, uống rượu có thể khiến cho bệnh nặng hơn. Rượu là một chất lợi tiểu nên khi uống sẽ khiến việc giữ nước trở nên khó hơn. Khi cơ thể mất nước, dịch nhầy trong mũi có thể trở nên đặc hơn và khó thoát ra ngoài.
  • Tránh đồ uống caffein: Caffein là một chất kích thích có trong trà, cà phê và soda. Tuy nhiên caffein cũng giúp cho cơ thể mất nước, gây tác động xấu tới tình trạng nghẹt mũi trong cơ thể.
  • Không cho vật nuôi vào phòng ngủ: Khi bạn bị nghẹt mũi hãy hạn chế cho thú cưng vào phòng ngủ. Bởi lông chó mèo là chất gây dị ứng phổ biến có thể gây ra triệu chứng nghẹt mũi.

Bị nghẹt mũi khi nào nên đi khám?

Nghẹt mũi thường được chữa trị tại nhà mà không cần đi khám
Nghẹt mũi thường được chữa trị tại nhà mà không cần đi khám

Nghẹt mũi thường không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng. Thường do dị ứng theo mùa hoặc các đợt cảm lạnh thông thường, cảm cúm hoặc bị viêm xoang.

Hầu hết chúng ta đều có thể tự điều trị nghẹt mũi tại nhà, tuy nhiên một số đối tượng sau nên đi khám khi bị nghẹt mũi. Bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh
  • Người già từ 65 tuổi
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm

Dù bạn không thuộc các nhóm đối tượng trên nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài quá một tuần hoặc triệu chứng tăng nặng cũng nên đi khám.

Ngoài ra, bạn nên đi khám khi bị nghẹt mũi kèm thêm các triệu chứng:

  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Chảy nước mũi vàng hoặc xanh kèm theo đau xoang
  • Chảy máu mũi

Sử dụng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 giúp giảm nghẹt mũi tiêu viêm hiệu quả

Trong khi các biện pháp khắc phục nghẹt mũi tại nhà chỉ mang tính tức thời không chữa trị dứt bệnh thì sử dụng thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 sẽ giúp điều trị triệt để tình trạng nghẹt mũi.

Không chỉ điều trị triệu chứng, thuốc Xoang Đông y tác động trực tiếp vào niêm mạc mũi xoang giúp thay đổi cơ địa viêm mũi xoang, tăng sức đề kháng với tác nhân gây bệnh. Vì thế dùng thuốc xoang Đông y theo đúng liệu trình sẽ giúp hạn chế và ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Hiện nay bài thuốc Xoang Đông y thế hệ 2 đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất và phân phối rộng khắp tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

nghẹt mũi nên làm gì

Thông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1800.6689 Fax: 0272.3817.337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 289/2020/XNQC/QLD

Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: Thuốc Xoang Nhất Nhất

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ