Nghệ thuật hàn gắn vết thương chiến tranh nhìn từ Oscar lần thứ 96

GD&TĐ - Những tác phẩm nghệ thuật có tính tư tưởng cao luôn đặt ra các vấn đề gắn bó mật thiết với từng quốc gia, dân tộc, từng cộng đồng, từng số phận.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Lễ trao giải Oscar lần thứ 96 - giải thưởng điện ảnh thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ diễn ra long trọng, thu hút sự theo dõi của những người yêu nghệ thuật thứ 7 trên toàn cầu.

Các tác phẩm xuất sắc được gọi tên, trong đó nổi bật là “Oppenheimer” - bộ phim tiểu sử về “cha đẻ” của bom nguyên tử, người phụ trách dự án Manhattan chế tạo thành công hai quả bom nguyên tử ném xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản năm 1945.

Trước khi đại thắng với 7 giải Oscar, bộ phim này đã thành công rực rỡ ở phòng vé, trở thành phim tiểu sử có doanh thu cao nhất tại thời điểm này. Tác phẩm tái hiện cuộc đời của một nhà vật lý lý thuyết có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20, qua đó cho thấy cả một giai đoạn lịch sử, chiến tranh, những mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học, mâu thuẫn giữa thành tựu khoa học và văn minh nhân loại.

Một tác phẩm khác cũng tạo hiệu ứng lớn là phim tài liệu “20 ngày ở Mariupol”, giành giải Oscar cho Phim tài liệu xuất sắc nhất. Những nhà báo quốc tế cuối cùng ở lại để đưa tin về thành phố cảng Mariupol của Ukraine bị quân đội Nga bao vây, tấn công.

Bất chấp những hiểm nguy có thể xảy ra bất cứ lúc nào, họ đã ghi lại những hình ảnh chân thực, sống động và đầy bi thương về cuộc chiến đang diễn, đem tới những rung động và thông điệp lớn lao, sâu sắc.

Có thể nói, sự tôn vinh của Oscar năm nay dành cho 2 tác phẩm ở hạng mục Phim truyện và Phim tài liệu cho thấy tầm vóc, ý nghĩa thời sự và nhân văn mà giải thưởng điện ảnh hàng đầu thế giới này hướng đến.

Trái đất chưa bao giờ nguôi tiếng súng. Hòa bình luôn là khát vọng vừa mãnh liệt vừa khắc khoải của con người. Nhưng vì sao khát vọng vẫn cứ là khát vọng, trong khi loài người đã phát minh ra bao điều kỳ vĩ, nhân loại tiến bộ không ngừng đấu tranh cho độc lập tự do?

Cuối thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học đã dự báo bước sang thế kỷ 21 sẽ không còn chiến tranh xung đột vũ trang, con người sẽ xây nhà trên Mặt trăng, xây resort dưới đáy biển.

Các quốc gia sẽ hữu hảo với nhau, bởi thế kỷ 20 với 2 cuộc chiến tranh thế giới và những cuộc chiến tranh diễn ra ở các nước thuộc địa đã gây ra hậu quả vô cùng thảm khốc, đẩy lùi bước đi của nhân loại.

Vậy nhưng, những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay cho thấy dự báo và sự thật lịch sử vẫn luôn là hai đường thẳng song song. Chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn khiến hàng nghìn người, thậm chí cả chục nghìn người ngã xuống mỗi ngày. Thiên tai, dịch bệnh không ngừng bủa vây. Thảm họa môi trường gia tăng. Thế giới đầy rẫy vật chất nhưng hạnh phúc dường như ít ỏi hơn, khó khăn hơn.

Những tác phẩm nghệ thuật có tính tư tưởng cao luôn đặt ra các vấn đề gắn bó mật thiết với từng quốc gia, dân tộc, từng cộng đồng, từng số phận. Xin hãy lắng nghe và dừng lại! Phải chăng đó cũng là thông điệp mà các nhà làm phim hướng tới?

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.