Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng qua đời

GD&TĐ - Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng qua đời ở tuổi 83.

Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng thời trẻ. Ảnh: ITN.
Nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng thời trẻ. Ảnh: ITN.

Chia sẻ với Zing, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, diễn viên Thẩm Thúy Hằng qua đời sáng nay tại nhà riêng, hưởng thọ 83 tuổi. Hiện gia đình chờ một số người con ở nước ngoài về để lo hậu sự.

Lễ viếng cố diễn viên Thẩm Thúy Hằng dự kiến được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, quận Gò Vấp ngày 9/9, lễ di quan vào ngày 11/9.

Thẩm Thúy Hằng tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1940 tại Hải Phòng nhưng sau đó chuyển vào An Giang sinh sống. Năm 16 tuổi, bà tham gia cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh của hãng phim Mỹ Vân và đạt giải Nhất.

Thẩm Thúy Hằng nổi danh nhờ vai diễn Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương và gắn tên tuổi bà gắn liền với biệt danh "người đẹp Bình Dương" từ đó.

Nhan sắc nức tiếng của Thẩm Thúy Hằng thời còn trẻ.
Nhan sắc nức tiếng của Thẩm Thúy Hằng thời còn trẻ.

Bà vừa là minh tinh màn bạc vừa là biểu tượng nhan sắc của điện ảnh miền Nam Việt Nam trước năm 1975, Thẩm Thúy Hắng đóng khoảng 60 phim trong sự nghiệp diễn xuất. Ngoài ra, bà còn đóng kịch, hát cải lương và là người mẫu ảnh được mến mộ ở thập niên 1950, 1960.

Đầu thập niên 1970 đánh dấu giai đoạn đỉnh cao trong nghề khi tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại nhiều nước châu Á. Năm 1972 - 1974, bà liên tục được trao các giải "Diễn viên xuất sắc Á châu" tại Liên hoan phim Đài Bắc (Đài Loan), Ảnh hậu Á châu trong Liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc)...

Thẩm Thúy Hằng và chồng - TS Nguyễn Xuân Oánh.

Thẩm Thúy Hằng và chồng - TS Nguyễn Xuân Oánh.

Sau năm 1975, Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật để lui về cuộc sống khép kín với gia đình. Ở tuổi xế chiều, bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học khi sống tại nhà riêng ở khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...