Nghệ An tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ

GD&TĐ - Dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông được ngành giáo dục Nghệ An quan tâm đầu tư song hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Chất lượng môn Ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) vẫn là "vùng trũng" so với các môn học khác và thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. 

Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong trưởng phổ thông tỉnh Nghệ An.
Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong trưởng phổ thông tỉnh Nghệ An.

Sáng 28/10, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức Hội nghị bàn về giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông tỉnh Nghệ An.

Hiệu quả dạy học ngoại ngữ chưa cao

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sau gần 10 năm thực hiện Kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020” hiện toàn tỉnh đã có 394 /558 trường có học sinh tiểu học tổ chức dạy ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ 10 năm từ lớp 3, chiếm tỷ lệ 70,6%.

Ở bậc THCS có 329/405 trường và ở bậc THPT có 4 trường triển khai chương trình 10 năm. Số còn lại, đều đang học chương trình ngoại ngữ 7 năm.

Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị
 Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An phát biểu tại hội nghị

Những năm qua dạy và học Tiếng Anh trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mặt bằng chung cả nước. Toàn tỉnh đang có 7 địa phương chưa dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1,2. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Tiếng Anh là môn học có kết quả thi thấp nhất với điểm trung bình mới đạt 3,75 điểm/em.

Các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đang thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh. Cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu do nhiều trường đóng ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt bậc tiểu học có nhiều điểm trường lẻ. Tỷ lệ trường thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh 10 năm còn thấp (77/137 trường, tỷ lệ 56,2%).

Trường THPT chuyên Phan Bội Châu là trường được đầu tư cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhà trường cũng thí điểm liên kết dạy Tiếng Anh với các trung tâm nhưng hiệu quả không như mong đợi nên đã dừng triển khai.

Phát huy tính tự chủ ở mỗi nhà trường, mỗi giáo viên

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Văn Thành khẳng định: Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ là động lực để phát triển GD toàn diện. Tại Nghệ An, chất lượng dạy học ngoại ngữ còn hạn chế, đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực cố gắng.

Muốn vậy, nhiệm vụ trước mắt là cần phải có mô hình dạy ngoại ngữ mới. Trong đó, giáo viên phải là những người đứng đầu để xây dựng môi trường học ngoại ngữ tốt, tạo ra môi trường giao tiếp từ trong nhà trường đến gia đình và toàn xã hội.

Học sinh trường THPT Anh Sơn 2 (Nghệ An) trong giờ học tiếng Anh
 Học sinh trường THPT Anh Sơn 2 (Nghệ An) trong giờ học tiếng Anh

Hiện nay, công tác phát triển đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ. Trong đó, về năng lực nghề nghiệp, bậc THPT mới có 31% giáo viên đạt bậc chứng chỉ NLNN bậc 5 (C1), THCS có 90,9% giáo viên đạt bậc 4 (B2) và

Nguồn lực từ ngân sách và xã hội hóa đầu tư cho thực hiện kế hoạch chưa đáp ứng theo tiến độ thực hiện Kế hoạch, mới đạt gần 55%.

Hiện, ngành giáo dục Nghệ An cũng đang đẩy mạnh việc mở rộng, liên kết với các tổ chức để đẩy mạnh việc dạy và học ngoại ngữ tăng cường trong các nhà trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả thì cần phải lựa chọn chương trình phù hợp, có kế hoạch tổ chức quản lý phù hợp đảm bảo tính tự nguyện, tự chủ, đáp ứng nhu cầu người học và có cam kết về đầu ra.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đề nghị trường cần tự chủ trong xây dựng chương trình dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, tạo môi trường học tập sử dụng tiếng Anh, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất… . Vì đây là những vấn đề thuộc trách nhiệm mỗi nhà trường, mỗi giáo viên mà không ai làm thay được.

Từ nay đến năm 2025, Nghệ An cũng sẽ tiếp tục triển khai mở rộng chương trình ngoại ngữ 10 năm ở các trường tiểu học, THCS và THPT, đảm bảo 100% học sinh đã học chương trình mới ở lớp dưới đủ năng lực được tiếp tục học ở lớp trên.

Tuy nhiên, trong triển khai chương trình 10 năm, các địa phương cần đảo bảo điều kiện liên thông giữa các bậc học, với nguyên tắc học sinh được học và có năng lực học ngoại 10 năm thì các em được quyền học tiếp ở bậc học tiếp theo. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ