Nghệ An: Tiếp cận nguồn vốn vay chính sách để thoát nghèo bền vững

GD&TĐ - Thay vì giúp đỡ trực tiếp bằng hiện vật, việc hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn đã tạo động lực cho bà con phát triển kinh tế gia đình.

Mô hình gia trại vườn - ao - chuồng của anh anh Đào Văn Trường (xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).
Mô hình gia trại vườn - ao - chuồng của anh anh Đào Văn Trường (xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).

Đồng thời, thay đổi tư duy sản xuất từ thụ động, chờ trợ cấp sang chủ động thoát nghèo bền vững, chống tái nghèo.

Phát triển kinh tế gia đình từ nguồn vốn chính sách

Gia trại chăn nuôi tập trung của gia đình chị Trương Thị Dung, xóm 6 xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An có hơn 20 con lợn, 5 con trâu nái, 2 ao cá và hàng trăm gà, vịt. Trước đó, gia đình chị đã mạnh dạn đăng ký vay ưu đãi từ NH Chính sách xã hội. Chị Dung nói: “Từ khi có vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội hỗ trợ gia đình sản xuất nên gia đình đã thoát khỏi hộ cận nghèo, trừ chi phí mỗi năm gia đình cũng thu về được 60 triệu đồng”.

Trên thực tế, không ít hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ tiếp cận nguồn vay, nhưng không dám vay ngân hàng vì chưa tìm được hướng phát triển sản xuất, kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, từ những gương làm kinh tế tại địa phương, nhiều người đã trăn trở, tìm cách vươn lên trong cuộc sống.

Chăn nuôi trâu bò được nhiều bà con vùng cao lựa chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình

Chăn nuôi trâu bò được nhiều bà con vùng cao lựa chọn để phát triển kinh tế hộ gia đình

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Nhất từng thuộc hiện hộ nghèo ở xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn). Năm 2014 gia đình anh được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nghĩa Đàn cho vay 30 triệu đồng để đầu tư nuôi bò. Từ nguồn vốn này gia đình anh đầu tư vào chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình theo hướng gia trại tổng hợp vườn – ao – chuồng. Sau hơn 5 năm, dù còn dư nợ trên 50 triệu đồng, tuy nhiên quy mô sản xuất của gia đình anh đã mở rộng hơn rất nhiều.

Tiềm lực kinh tế vững vàng, và cuộc sống gia đình đã ổn định và có chỗ dựa từ trang trại. Trước đây, nhiều khi tôi muốn mạnh dạn làm ăn kinh tế nhưng lại không có vốn. Vay mượn thì sợ lãi lớn, không đủ quay vòng để trả. Nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách với các ưu đãi cho hộ cận nghèo, mới thoát nghèo mà tôi có nền tảng để sản xuất, có nguồn thu nhập và nuôi được con cái ăn học", anh Nhất chia sẻ.

Tại Nghệ An, từ khi thực hiện Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay hộ mới thoát nghèo đã giúp hàng trăm gia đình có vốn tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần thoát nghèo bền vững. Nhiều địa phương trong tỉnh, từ nguồn tín dụng ưu đãi, các mô hình kinh tế được hình thành cả trên phương thức sản xuất truyền thống và áp dụng khoa học công nghệ. Trong đó, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng rừng ở miền núi; nuôi trồng thủy sản ở ven biển và phát triển mô hình gia trại ở đồng bằng, nông thôn.       

Thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước

Ông Vi Văn Đoàn là một trong những hộ gia đình tự viết đơn xin thoát nghèo của xã biên giời Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An. Trước đây, như nhiều gia đình khác, nhà ông Đoàn trông chờ hoàn toàn vào trợ cấp của Đảng và Nhà nước. Nhưng ỷ lịa như vậy, gia đình vẫn cứ “dẫm chân tại chỗ” với cảnh bữa nay lo bữa mai. Ông quyết định rút khỏi hộ nghèo, đứng ra vay vốn, đầu tư nuôi cá trắm giòn trong lồng trên sông Giăng, chăn nuôi để phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình VARC (Vườn- ao- rừng- chuồng). Chỉ sau vài năm, gia đình ông trở thành hộ có kinh tế khá của bản Xiềng Xa, xã Môn Sơn.

Mô hình trồng nấm của phụ nữ xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An

Mô hình trồng nấm của phụ nữ xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, Nghệ An

Ông Đoàn tâm sự: “Ra khỏi hộ nghèo là mất sự hỗ trợ của Nhà nước, nhưng phải làm vậy để con cái mình ý chí vươn lên, để những gia đình nghèo khổ hơn được hỗ trợ. Từ cây chuyện không cam chịu đói nghèo, xóa bỏ tư tưởng trồng chờ vào của ông Đoàn đã có sức lan tỏa lớn ở Môn Sơn nói riêng và huyện Con cuông nói chung. Từ năm 2012 đến nay, toàn huyện có hơn 500 hộ tự nguyện xin rút khỏi hộ nghèo.

Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ cũng đã mở rộng thêm đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi, đó là các hộ mới thoát nghèo. Theo đó, mức cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay cùng loại phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ. Lãi suất cho vay áp dụng đối với hộ mới thoát nghèo bằng 125% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Mục đích nhằm giúp người dân không chỉ thoát nghèo mà còn chống tái nghèo. Thời hạn cho vay do Ngân hàng CSXH và hộ mới thoát nghèo thỏa thuận của Ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng không quá 5 năm.

Ông Vi Văn Đoàn (xã Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An) thoát nghèo với mô hình nuôi cá trắm giòn trên sông Giăng

Ông Vi Văn Đoàn (xã Môn Sơn, Con Cuông, Nghệ An) thoát nghèo với mô hình nuôi cá trắm giòn trên sông Giăng

Tại Xã Chi (huyện Con Cuông), xuất phát từ địa hình miền núi tiềm năng đất đai rộng lớn, khí hậu phù hợp, địa phương chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và trồng trọt theo mô hình trang trại, gia trại. Tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng giá trị kinh tế.

Trang trại gia đình anh Phan Đức Sơn, bản Quyết Tiến, xã Chi Khê đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch bưởi da xanh. Trên diện tích gần 3ha đất đồi, ngoài 350 gốc bưởi, gia đình anh còn trồng 2ha cam. “Mỗi năm trừ các khoản chi phí, gia đình tôi cũng có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng. Số tiền đủ để đáo hạn vay vốn ngân hàng và đầu tư cho sản xuất năm tiếp theo”, anh Sơn cho hay.

Với những hiện quả đã đạt được, hiện nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách xã hội tại Nghệ An đang còn rất lớn như: giải quyết việc làm cho lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, cho thanh niên được vay vốn để khởi nghiệp, mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội…

Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Nghệ An, chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo nhằm giúp các hộ mới thoát nghèo có vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất kinh doanh, đảm bảo thoát nghèo bền vững và chống tái nghèo.
Qua 5 năm (từ năm 2015 – 2020) chương trình đã đi vào cuộc sống, được chính quyền các cấp và người dân đồng tình ủng hộ. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2020, chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh sẽ tiếp tục tăng trưởng dư nợ tối thiểu 5%, gần 72 tỷ đồng đối với chương trình hộ mới thoát nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.