Nghệ An không tổ chức "ATM gạo", sẽ cấp phát gạo theo cách truyền thống

Nghệ An không tổ chức "ATM gạo", sẽ cấp phát gạo theo cách truyền thống

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và gần đây nhất là Hà Tĩnh, đã tổ chức cây “ATM gạo” để giúp đỡ những người khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bên cạnh những mặt tích cực, một số sự việc xảy ra tại các cây “ATM gạo” vừa qua cũng gây bất bình, xôn xao dư luận. Đó là việc một số người đi xe tay ga đắt tiền, đeo nhẫn vàng, thậm chí đi ôtô… đến nhận gạo. Có người còn thay đổi quần áo để nhận nhiều lần.

Nghệ An không tổ chức "ATM gạo", sẽ cấp phát gạo theo cách truyền thống ảnh 1
Nghệ An phát gạo cho lao động đường phố tại TP. Vinh. Ảnh: Nguyễn Duy

Trước một số bất cập, ngày 23.4, cây “ATM gạo” tại TP. Hà Tĩnh phải tạm ngừng để chấn chỉnh.

Tại Nghệ An, mặc dù là địa phương huy động được nguồn lực lớn của cộng đồng để hỗ trợ chống dịch COVID-19, nhưng tỉnh không tổ chức cây “ATM gạo”.

Trao đổi với phóng viên, bà Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An cho biết: Chúng tôi đã rất cân nhắc về điều này, và quyết định không làm vì e ngại những bất cập nảy sinh như không kiểm soát được người đến nhận, có thể có người không thực sự khó khăn cũng nhận, dẫn đến nhưng bất cập không hay.

“Chúng tôi đã huy động một lượng gạo khá lớn, và sẽ thông qua tổ dân phố, khối xóm, hệ thống chính quyền địa phương, để cấp phát đến các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo cách truyền thống lâu nay đã làm rất tốt”- bà Võ Thị Minh Sinh nói.

Thực hiện chủ trương nói trên, một số cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Nghệ An đã trực tiếp tặng gạo cho người khó khăn tại TP. Vinh.

Vào chiều 20.4, lãnh đạo TP. Vinh và Giám đốc Đài Truyền hình Nghệ An đã trực tiếp tặng quà cho 200 đối tượng gồm xe lai, đạp xích lô, cửu vạn … mỗi suất quà 10kg gạo.

Đây là số quà đã được cán bộ và nhân dân thành phố Vinh cùng tập thể cán bộ Đài PTTH Nghệ An và các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn trong đại dịch COVID-19.

Theo laodong

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ em gái Pakistan phải làm ruộng thay vì được đi học.

Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan

GD&TĐ - Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.