Nghệ An: Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đập Bara Đô Lương

Nghệ An: Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đập Bara Đô Lương

Ngày 8/6, nước dẫn vào kênh Đào (huyện Đô Lương, Nghệ An) bị tụt xuống gần 3,5m so với mức nước bình thường. Mực nước hạ do sự cố vỡ đập Bara Đô Lương tại xã Tràng Sơn và Đặng Sơn vào sáng ngày 7/6.

Theo đó, khoang số 10, 11 tại đập Bara Đô Lương nằm trên sông Lam bị gãy sập hoàn toàn. Khoang số 12 và 13 bị nứt nhiều chỗ, nhiều phần âm bê tông bên trong đã rỗng có nguy cơ đổ sập.

Nghệ An: Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đập Bara Đô Lương ảnh 1
Sự cố vỡ đập Bara Đô Lương (Nghệ An) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân

Đập vỡ khiến mực nước đầu kênh dẫn dòng bị tụt sâu, không đủ lượng nước theo yêu cầu, dẫn đến nước vào hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An bị thiếu hụt từ 50 - 70%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Cụ thể, gây khô hạn vùng Yên Thành, Quỳnh Lưu và Diễn Châu, với tổng diện tích khoảng 20.000 ha lúa hè thu đã gieo cấy bị ảnh hưởng.

Hệ thống bơm nước từ kênh Đào của Trạm cấp nước Đô Lương ở xã Đông Sơn không thể hoạt động khiến 7.800 hộ dân (với khoảng 25.000 nhân khẩu) bị mất nước sinh hoạt, cuộc sống người dân đảo lộn.

Ông Võ Đăng Dũng - Trạm trưởng Trạm cấp nước Đô Lương cho biết: “Trạm đã buộc phải lắp đặt thêm một trạm bơm dã chiến để hút nước từ kênh Đào lên. Bình quân mỗi ngày Trạm phải cấp 4.800 m3 nước phục vụ nhân dân”.

Nghệ An: Khẩn trương khắc phục sự cố vỡ đập Bara Đô Lương ảnh 2
Đập Bara Đô Lương cấp nước cho hệ thống sông đào dẫn về 5 huyện, thị xã của tỉnh Nghệ An

Trước đó, chiều 7/6, đoàn công tác do ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã trực tiếp thị sát hiện trường chỉ đạo công tác khắc phục sự cố vỡ đập Bara Đô Lương. Chỉ đạo đơn vị thi công tập trung phương tiện và lực lượng làm việc 24/24h, khắc phục xong sự cố vỡ đập trước ngày 11/6 để nhằm đảm bảo nguồn nước cho vụ lúa hè thu và sinh hoạt của người dân.

Nguyên nhân vỡ đập được xác định là do công trình xây dựng từ lâu (hơn 80 năm) nên nhiều chỗ bê tông bị lão hóa, không đảm bảo cường độ chịu lực, hệ thống chân đập bị rỗng dẫn đến đập đỗ vỡ.

Đập Bara Đô Lương được Pháp xây dựng năm 1930 và hoàn thành năm 1937 phục vụ tưới tiêu cho các vùng đồng bằng Nghệ An. Qua 80 năm khai thác và sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Công trình có 12 khoang tràn, mỗi khoang rộng 23m và một cửa xả cát rộng 21m.

Năm 2017, tỉnh Nghệ An có chủ trương đầu tư xây dựng đập dâng mới, thay thế đập dâng cũ với nguồn vốn hơn 300 tỷ đồng, chủ yếu vay của JICA Nhật Bản. Chủ đầu tư dự án là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, đơn vị thi công là Công ty TNHH Hòa Hiệp (trụ sở tại TP Vinh).

Dự án này nhằm đảm bảo nguồn tưới ổn định cho hơn 28.800 ha đất nông nghiệp, tạo nguồn cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt cho các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai.

Theo đại diện công ty TNHH Hòa Hiệp, ngay khi sự cố xảy ra, công ty đã đưa máy cẩu đổ những tấm bê tông lớn, đá hộc để làm đập và đóng cửa tạm thời nhằm nâng cao mực nước, đảm bảo cung cấp nước vào kênh chính. Dự kiến khoảng 4-5 ngày nữa có thể điều tiết nước theo yêu cầu. Riêng 4 khoang đập cũ theo kế hoạch sẽ bắt đầu thi công từ năm 2021. Tuy nhiên sau sự cố, công ty sẽ thi công xong trước mùa mưa bão năm nay.

Sau sự cố vỡ đập này, tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo đơn vị thi công rút thời gian thi công đập Bara Đô Lương từ 3 năm xuống còn 2 năm, vì chất lượng còn lại của các khoang cũ không thể đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.