Ngày thứ 8 giãn cách xã hội, Hà Nội xử phạt gần 700 trường hợp vi phạm phòng chống dịch

GD&TĐ - Trong ngày thứ 8 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17, gần 700 trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch bị cơ quan chức năng xử lý.

Người ra đường không có lý do cấp thiết sẽ bị phạt vi phạm phòng, chống dịch.
Người ra đường không có lý do cấp thiết sẽ bị phạt vi phạm phòng, chống dịch.

Ngày 31/7, Công an TP Hà Nội cho biết, từ 11h ngày 30/7 đến 11h ngày 31/7, lực lượng chức năng phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp xử phạt 689 trường hợp vi phạm phòng chống dịch.

Trong đó, 105 trường hợp bị xử phạt về hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng; 9 cơ sở không chấp hành việc tạm dừng hoạt động kinh doanh; 575 trường hợp bị xử phạt với các hành vi vi phạm khác liên quan phòng, chống dịch COVID-19 (không thực hiện biện pháp cách ly; tập trung đông người nơi công cộng; ra khỏi nhà khi không cần thiết; đeo khẩu trang không đúng quy cách...).

Như vậy, sau hơn 1 tuần giãn cách xã hội toàn thành phố, các cơ quan chức năng xử phạt hơn 8 tỷ đồng các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Theo Công an TP Hà Nội, ngày 30/7, cơ quan chức năng lập biên bản để xử lý một trường hợp không đeo khẩu trang, lăng mạ, tấn công cán bộ công an gây bức xúc trong dư luận

Trước đó, hoảng 16h50 ngày 30/7, tại chốt kiểm dịch số 127, Lạc Long Quân (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), Tổ công tác phát hiện ông N.V.H. (SN 1942; trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ) có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Lực lượng chức năng đã tuyên truyền, nhắc nhở và yêu cầu đeo khẩu trang, ông H. không chấp hành và có lời lẽ lăng mạ, chửi bới, dùng mũ cối đập vào mặt anh Hoàng Văn Thọ - cán bộ Công an phường Nghĩa Đô, gây thương tích vùng đuôi mắt trái.

Vụ việc được Công an phường Nghĩa Đô lập hồ sơ, bàn giao cho Công an quận Cầu Giấy xử lý theo thẩm quyền.

Lưu ý đối với người dân thực hiện Chỉ thị sôc 17/CT-UBND

1. Mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; Cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng; các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

2. Người dân cần:

- Giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.

- Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

-Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone.

- Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác...

- Trường hợp người dân khi di chuyển vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của Thành phố.

- Không cần thiết tích trữ hàng hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều học sinh thường xuyên uể oải và mất tập trung trong lớp vì thiếu ngủ.

Lớp học về giấc ngủ

GD&TĐ - Tại Trường Trung học Mansfield (Mỹ), lớp học về giấc ngủ đang thu hút sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giới chuyên môn.

Trẻ Trường Mầm non Thành Phố (Quận 3) tham gia tiết mục đồng diễn thể dục tại ngày hội phát triển Giáo dục mầm non chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: MA

Học lịch sử trên sân trường

GD&TĐ - Những ngày tháng 4/2025 trở nên sôi động khi học sinh từ mầm non đến THPT tại TPHCM có khoảng thời gian quý giá để cảm nhận về lịch sử dân tộc.

TS.BS Huỳnh Công Nhật Nam trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

Dự đoán biểu hiện gen của ung thư

GD&TĐ - Số lượng bệnh nhân ung thư ngày càng gia tăng, đặt ra những thách thức trong việc quản lý bệnh một cách hiệu quả, chính xác, chi phí phù hợp.