Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia

GD&TĐ - PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc ĐH Huế, Chủ tịch Hội đồng cụm thi 26 - cho biết: ĐH Huế đã triển khai công tác chấm thi các môn thi trắc nghiệm, đến ngày 8/7 sẽ tiến hành chấm đồng loạt các môn thi tự luận.

Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia
Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia ảnh 1Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia ảnh 2Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia ảnh 3Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia ảnh 4Ngày 8/7, ĐH Huế chấm các môn tự luận thi THPT quốc gia ảnh 5
Theo thống kê cụm thi quốc gia 26 và cụm thi địa phương 33 tại Thừa Thiên Huế đã có trên 31.700 thí sinh dự thi. Mặc dù lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2 trong 1, với nhiều điểm mới, thi tập trung dài ngày nhưng các hội đồng thi tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Cả 2 cụm thi đã huy động gần 3.000 cán bộ, nhân viên, sinh viên, lực lượng an ninh, chuẩn bị cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chuẩn gồm 852 phòng thi ở 42 điểm thi để phục vụ cho kỳ thi an toàn, hiệu quả.

Kỳ thi thành công nhờ chuẩn bị tốt

PGS.TS Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc ĐH Huế, Chủ tịch Hội đồng cụm thi 26 - đánh giá: Xét về quy mô ĐH Huế từng chủ trì những kỳ thi ĐH Huế lên đến 60.000 thí sinh, đợt này chỉ có hơn 28.000. 

Tuy nhiên đây là một kỳ thi với phương thức mới, vừa lấy kết quả xét tốt nghiệp, vừa lấy kết quả xét tuyển vào ĐH cho nên sức ép của tính quan trọng cũng như sức ép từ sự quan tâm của xã hội về kỳ thi ĐH. ĐH Huế không thể chủ quan. 

Đặc biệt là công tác chuẩn bị. Để kỳ thi THPT quốc gia cụm thi 26 thành công, trên cơ sở kinh nghiệm của mình, ĐH Huế đã làm tốt công tác chuẩn bị trước kỳ thi về cơ sở vật chất thật và tập huấn kỹ cho cán bộ coi thi.

Tuy nhiên kỳ thi này có những cái đặc thù. Ví dụ trước đây kỳ thi ĐH thời gian ngắn hơn chỉ có 3 buổi thi chia làm 2 đợt rõ ràng, thí sinh nào cũng phải dự thi 3 môn đó. Ở kỳ thi này, nếu em nào thi hết phải làm bài 8 môn, nhưng có em chỉ thi 4 đến 5 môn. 

Cho nên trong những cụm thi, địa điểm thi có những nơi buổi hôm trước sử dụng hết phòng thi, có lúc buổi hôm sau tại hội đồng thi đó còn rất nhiều phòng vì thí sinh không tham gia dự thi, vì vậy việc điều phối thế nào để cán bộ coi thi đáp ứng tình hình biến động đó là rất khó, khó hơn cả kỳ thi ĐH cho nên tôi cho rằng công tác tập huấn trước kỳ thi thật kỹ được coi là thành công của ĐH Huế.

Một điều quan trọng nữa là phải xử lý bảo đảm tốt mối quan hệ giữa ĐH Huế với tư cách là đơn vị chủ trì với các sở GD-ĐT, cụ thể đây là Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 

Sự phối kết hợp này thể hiện từ ban chỉ đạo cấp tỉnh cho đến hội đồng thi của ĐH Huế. Có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo của 3 sở này trong quá trình họp, trong quá trình xử lý hồ sơ, vừa tham gia với tư cách là thành viên hội đồng, vừa với tư cách một người giám sát, đảm bảo sự bình đẳng của thí sinh 3 tỉnh.

Các cơ quan ban ngành cấp tỉnh, từ bộ nhân, in sao đề thi đến các đồng chí PA83, CSGT đều phối hợp làm rất tốt, đây là sự chỉ đạo kịp thời, sự kết hợp các yếu tố đó dẫn đến thành công của kỳ thi.

Thời điểm thi thời tiết có những lúc nắng nóng nhưng các thí sinh cố gắng đi rất đầy đủ. Số thí sinh bị kỷ luật cũng ít hơn. Với tư cách là một người được giao nhiệm vụ lãnh đạo cụm thi 26, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn hoàn toàn hài lòng về kỳ thi này.

Quyết tâm thực hiện đổi mới dạy - học

Ở cụm thi địa phương, mặc dù chỉ có trên 3.900 thí sinh dự thi, tuy nhiên địa điểm thi phân bố trên địa bàn khá rộng, 12 điểm thi ở 8 huyện, thành phố Huế. Có nhiều môn thi ở các điểm thi dù chỉ có 1 thí sinh dự thi như môn Lịch sử vào sáng 4/7 ở điểm thi THPT Tam Giang huyện Phong Điền lực lượng coi thi vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ quy trình, nguyên tắc, số lượng cán bộ coi thi theo quy định.

 TS. Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch cụm thi số 33 - khẳng định: Cụm thi 33 đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Trong việc tổ chức công tác thi, quy chế mới nhưng tất cả các hội đồng, các điểm thi đều nắm rất chắc triển khai rất nghiêm túc, đúng quy chế.

Kinh nghiệm để có kỳ thi tốt đó chính là công tác chuẩn bị. Ngoài ra kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại Thừa Thiên Huế được thành công một phần là do làm tốt công tác tuyên truyền, nhờ báo chí, nhờ các phương tiện truyền thông khác cho nên toàn thể nhân dân vào cuộc, đồng tình với cách tổ chức kỳ thi. 

Bên cạnh đó, thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2015 tại Thừa Thiên Huế đó chính là nhờ Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu để có một phương pháp tổ chức kỳ thi phù hợp, đặt các địa điểm thi ở đâu, huy động chọn những con người tham gia vào kỳ thi là những cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm, có năng lực...

Trong thời gian tới, ngành giáo dục Thừa Thiên - Huế sẽ tập trung chỉ đạo đổi mới công tác dạy và học, tăng cường công tác vận dụng liên hệ kiến thức với thực tiễn, tăng cường gắn việc dạy với giải quyết các tình huống chính trị, xá hội có tính giáo dục cao, để định hướng nhận thức cho học sinh, giúp học sinh giải quyết tốt các tình huống xã hội khi các em ra trường. cho nên đó trở thành một mệnh lệnh mới, một tiêu thức mới của dạy học trong thời gian tới - TS Phạm Văn Hùng - GĐ Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ