Ngày 5/3: Hà Nội ghi nhận hơn 25.000 F0

GD&TĐ - Ngày 5/3, theo CDC Hà Nội, Thành phố đã ghi nhận 25.013 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 9.407 ca cộng đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Số ca bệnh nhân mới ghi nhận tại Hà Nội ngày 5/3 phân bố tại 541 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Bắc Từ Liêm (1.454); Đông Anh (1.442); Hoài Đức (1.368); Hoàng Mai (1.322); Sóc Sơn (1.310).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 368.631 ca.

Sáng 5/3, UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tuần qua, theo đó, số xã phường màu xanh (cấp độ 1) chỉ còn 66 đơn vị, màu vàng (cấp độ 2) là 187 đơn vị và màu cam (cấp độ 3) tăng lên thành 326 đơn vị.

Tính tới hết ngày 4/3 Hà Nội có hơn 682.500 người nhiễm SARS-CoV-2 đang điều trị, trong đó có hơn 675.600 ca điều trị tại nhà (chiếm gần 99%); hơn 1.000 ca điều trị tại các cơ sở thu dung của quận/huyện và thành phố.

Ngoài ra, có hơn 6.000 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế tầng 2, 3; trong đó có 360 ca điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Hà Nội có thêm hơn 58.000 người mắc COVID-19 khỏi bệnh, nâng tổng số lượt bệnh nhân điều trị khỏi lên 629.031. Đồng thời, hôm qua Hà Nội cũng có 12 bệnh nhân COVID-19 tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (từ 27/4/2021- nay) lên 1.152 người.

Theo báo cáo của TP Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, trong đó biến thể phụ BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện (biến thể phụ BA.2 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%).

Biến thể BA.2 còn được gọi là “Omicron tàng hình” đang lây lan trên 82 quốc gia, khi mắc BA.1 vẫn có khả năng tái nhiễm BA.2 ở phần lớn những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...