Năm 2019, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục đổi mới, theo đúng phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Bộ, ngành Tư pháp đã tập trung nguồn lực tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng; đặc biệt, tham mưu tổng kết, sơ kết nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng.
Qua đó, xây dựng các luận cứ quan trọng để Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách pháp luật trong giai đoạn tới. Trong từng lĩnh vực cụ thể, ngành Tư pháp cũng đạt được những kết quả quan trọng.
Liên quan đến công tác giáo dục pháp luật, năm 2019, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật “Pháp luật học đường”, nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Đến nay đã có hơn 100.000 thí sinh dự thi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ (thứ 2 từ trái sang) cùng lãnh đạo nhiều bộ, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu trung ương. |
Bên cạnh đó, công tác tư pháp vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, như: Chất lượng, tiến độ một số hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội còn chưa đảm bảo; việc xây dựng, ban hành một số văn bản quy định chi tiết hướng dẫn luật, pháp lệnh còn chậm. Vẫn còn sai sót trong một số lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành. Tỷ lệ thi hành án dân sự còn thấp so với số có điều kiện thi hành.
Năm 2020, công tác tư pháp sẽ tập trung vào 8 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới; tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi hành án dân sự. Tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi còn nuôi, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước…