Phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Pháp luật học đường

GD&TĐ - Tối nay 8/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Pháp luật học đường”. Đây là sự kiện điểm nhấn để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2019. 

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút phát động cuộc thi
Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút phát động cuộc thi

Dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Bí thư thứ nhất TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, đại diện lãnh đạo Bộ GĐ&ĐT, Bộ Tư pháp; Trung ương Đoàn và đông đảo các thầy cô giáo, các em học sinh.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu – Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi nêu rõ: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong những năm qua, Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ, tích cực chỉ đạo, hướng dẫn để đưa pháp luật đến với học sinh, học viên, sinh viên.

Các đại biểu dự buổi lễ
Các đại biểu dự buổi lễ 

Nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, cả chính khóa và ngoại khóa đã được thực hiện nhằm trang bị kiến thức pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; nhận thức về trách nhiệm xã hội, về nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng nếp sống tuân thủ Hiến pháp, pháp luật cho các em.

Đặc biệt, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh, từ năm 2016, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Egroup tổ chức thí điểm tại 3 địa phương và năm 2017 đã tổ chức trong toàn quốc Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật dành cho học sinh Trung học Phổ thông. Trong 2 năm tổ chức, Cuộc thi đã thu hút gần 270 nghìn học sinh đăng ký dự thi, hơn 600 nghìn lượt dự thi, tạo hiệu ứng xã hội tích cực và sức lan tỏa rộng lớn.

Tiếp nối thành công đó, năm nay, Bộ Tư pháp tổ chức Cuộc thi với tên gọi “Pháp luật học đường” trong phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của các em học sinh Trung học Phổ thông; học sinh, học viên, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

"Cuộc thi không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của các em học sinh, học viên, sinh viên mà còn giúp các em có thêm kiến thức pháp luật, thấy pháp luật dễ hiểu, gần gũi; thấy việc chấp hành pháp luật là cần thiết", Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Hữu Độ tham quan phòng thi
Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Hữu Độ tham quan phòng thi 

Hưởng ứng cuộc thi, Cô Lê Mai Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cam kết sẽ triển khai hiệu quả cuộc thi, tạo điều kiện khích lệ các em tham gia cuộc thi.

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc Pháp luật học đường là cuộc thi quan trọng, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong bối cảnh tình hình vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên có nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian qua.

Đối tượng dự thi là học sinh các trường THPT, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, với quy mô phạm vi toàn quốc.

Sau Lễ phát động, Cuộc thi sẽ chính thức khởi động vòng loại bắt đầu từ ngày 11/11/2019. Thời gian thi dự kiến từ tháng 11/2019 đến tháng 3/2020 với 3 vòng thi: Vòng loại, vòng bán kết và chung kết.

Cuộc thi diễn ra với hình thức thi trực tuyến, tại địa chỉ website: http://timhieuphapluat.vn hoặc thông qua ứng dụng (app) của Cuộc thi.

Nội dung thi gắn với kiến thức môn học giáo dục công dân, pháp luật cho học sinh, học viên, sinh viên các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên , cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đồng thời cập nhật, mở rộng một số nội dung, kiến thức pháp luật phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và những vi phạm pháp luật thường xảy ra đối với lứa tuổi của các em.

Tại vòng chung kết, Ban tổ chức Cuộc thi sẽ trao 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 2 giải Ba; 6 giải Khuyến khích và một số giải phụ. Ngoài ra, các thí sinh sẽ nhận được Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức Cuộc thi và hiện vật (nếu có).

Ban tổ chức cũng trao 5 giải cho địa phương tích cực tham gia hưởng ứng, triển khai Cuộc thi và kèm theo Giấy chứng nhận; trao giải cho một số nhà trường có tỷ lệ học sinh, sinh viên dự thi đông đảo, chất lượng bài dự thi tốt và kèm theo Giấy chứng nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các nhà khoa học trong đợt thu mẫu thực địa.

Giải mã nguy cơ kháng kháng sinh

GD&TĐ - Các nhà khoa học đã xác định khả năng kháng thuốc của nhiều loài vi khuẩn phổ biến như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Aromonas spp. và Vibrio spp… ở vùng biển Nha Trang.

Thí sinh tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Ảnh: Gia Hưng

Học sai ngành, đừng sợ!

GD&TĐ - Niềm vui trúng tuyển đại học thường đi kèm với nỗi lo: Liệu con có chọn đúng ngành, đúng nghề?

Nghi lễ công bố đặt tên đường Đỗ Mười ở TPHCM thực hiện hồi tháng 1/2025. Ảnh: HCMCPV

TPHCM: Giải 'bài toán' trùng tên đường

GD&TĐ - Nhiều tuyến đường trùng tên sau khi sáp nhập TPHCM gây khó khăn cho người dân, trong khi các chuyên gia đề xuất số hóa để giải quyết vấn đề.

Sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam (TPHCM). Ảnh: Lâm Ngọc

Phá bỏ định kiến giới trong chọn nghề

GD&TĐ - Ẩn sâu trong những quyết định lựa chọn ngành học, nghề nghiệp tương lai là cuộc đấu tranh thầm lặng với những định kiến giới đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội.

Inter Miami được cho là chuẩn bị gia hạn hợp đồng với Messi.

Inter Miami chuẩn bị chốt tương lai Messi

GD&TĐ - Theo nhiều nguồn tin, Messi và Inter Miami đã hoàn tất các điều khoản gia hạn, với thời hạn ít nhất một năm kèm tùy chọn kéo dài thêm một mùa.