Diễn đàn thu hút gần 500 đại biểu là các thành niên, sinh viên, doanh nhân trẻ có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thành viên các câu lạc bộ đầu tư khởi nghiệp, chuyên gia về khởi nghiệp.
Thực hiện sự phân công, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giải đáp những nội dung liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác thu hút nhân tài mà các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, nhất là hoạt động khởi nghiệp trong nhà trường.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Thời gian qua, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đã được triển khai thực hiện trong các cơ sở giáo dục, nhất là ở các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học không chỉ đào tạo sinh viên ra trường có việc làm, mà còn đào tạo ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.
Ảnh minh họa |
Để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, ngành GD&ĐT đã khuyến khích các trường học thực hiện đào tạo nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, khuyến khích các trường xây dựng các chương trình, modul về khởi nghiệp sáng tạo, tạo môi trường sáng tạo, đổi mới và chuyển giao dự án khởi nghiệp sáng tạo trong nhà trường, thành lập các doanh nghiệp trong trường học… tạo chuỗi từ lý luận, nghiên cứu, đến chuyển giao về khởi nghiệp sáng tạo.
Hiện nay, ngành GD&ĐT, các cơ sở giáo dục cũng đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 1665/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Được biết, Đề án 1665, có 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau: Một là tăng cường công tác truyền thông; hai là tăng cường hỗ trợ đào tạo, tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; ba là hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên; bốn là tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp; năm là tổ chức xây dựng cơ chế chính sách.
Quá trình thực hiện giải pháp thứ nhất, Bộ GD&ĐT đã tổ chức 3 hội nghị quán triệt cho lãnh đạo các trường, HSSV biết thực hiện;
Thực hiện giải pháp thứ hai, Bộ đã ký Chương trình phối hợp với Hội đồng Anh hỗ trợ kinh phí, chuyên gia, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ khởi nghiệp các trường đại học; biên soạn xong 3 bộ tài liệu cho: HSSV, GV, lãnh đạo các đại học; giao các ĐH tập huấn được hàng ngàn GV , HSSV về đổi mới sáng tạo.
Thực hiện giải pháp thứ ba Tạo môi trường hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đã tạo 3 không gian dùng chung cho các trường ĐH tại 3 miền : Bắc - Trung – Nam; Hỗ trợ nguồn vốn cho các chương trình, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên: Các ĐH bố trí nguồn lực xây dựng Quỹ hỗ trợ HSSV khởi nghiệp: sử dụng 3% kinh phí học phí nhà trường cho Đổi mới sáng tạo.
Thực hiện giải pháp thứ tư Tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp, Bộ sẽ tổ chức Ngày Hội Quốc gia HSSV khởi nghiệp lần 1-2018: ngày 15-16/12/2018 tại Hà Nội. Vòng sơ kết nhận được 200 hồ sơ gửi nộp có chất lượng tốt (cả HS, SV tham gia).
Thực hiện giải pháp thứ năm Tổ chức xây dựng cơ chế chính sách, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng dự Thảo Thông tư quy định mức chi cho các hoạt động chuyên môn của Đề án 1665: Bộ GD phối hợp; nay đã đăng mạng, chuẩn bị ban hành. Đây là một điều rất đặc biệt, thuận lợi để hoạt động khởi nghiệp cho SV được khởi sắc vì có nguồn kinh phí, được chi theo qui định.
Đánh giá chung cho thấy Đề án 1665 do Bộ GD chủ trì tham mưu Thủ tướng ký ban hành triển khai khởi nghiệp trong HSSV đến 2025 là rất thiết thực, tạo nên 1 sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy nhận thức của HSSV, CB-GV về khởi nghiệp. Tạo luồng gió mới trong hoạt động ngành GD.
Bên cạnh đó kết nối cộng đồng các doanh nghiệp hỗ trợ HSSV trong quá trình đầu tư, ươm tạo các đề tài KN, ngay khi HSSV đang học. Kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm hơn, đầu tư nhiều hơn.
Các sản phẩm, đề tài nghiên cứu đoạt giải của HSSV thuộc Đề án 1665 (Bộ GDDT chủ trì), sẽ "tiếp hơi" - cung cấp Đầu vào cho Đề án 844- Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia (Do Bộ KHCN chủ trì).
Có thế khẳng định, tiềm lực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chất xám của nguồn nhân lực trong các ĐH là rất lớn, đây là tiềm năng quan trọng cần khai thác.