Ngành Giáo dục có nhiều cố gắng trong sự nghiệp đổi mới GD-ĐT

GD&TĐ -  Chia sẻ với những khó khăn, vất vả của ngành Giáo dục trong thời gian qua, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận sự cố gắng của toàn Ngành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.     Chia sẻ với những khó khăn, vất vả của ngành Giáo dục trong thời gian qua, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận sự cố gắng của toàn Ngành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.    Chia sẻ với những khó khăn, vất vả của ngành Giáo dục trong thời gian qua, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận sự cố gắng của toàn Ngành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo.    Chia sẻ với những khó khăn, vất vả của ngành Giáo dục trong thời gian qua, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã ghi nhận sự cố gắng của toàn Ngành trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo. 

Ngành Giáo dục có nhiều cố gắng trong sự nghiệp đổi mới GD-ĐT

Đơn cử như việc chuẩn bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Theo đó, Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai, làm việc nghiêm túc và đã lấy ý kiến rộng rãi của các nhà khoa học, các nhà giáo, nhân sỹ, tri thức... để hoàn thiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Mục tiêu đổi mới giáo dục...

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng rất sốt sắng bàn về giải pháp quy hoạch và phát triển sư phạm nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn cần phải rút kinh nghiệm để có cách làm bài bản, khoa học và hiệu quả.

Nói về mục tiêu đổi mới giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - nêu quan điểm: Chúng ta phải hiểu và xác định được mục tiêu giáo dục bây giờ khác trước như thế nào?

Bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn phát triển đất nước chứ không phải giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, cho nên mục tiêu giáo dục ở hai giai đoàn này là khác nhau.

Do vậy mục tiêu giáo dục là phải đổi mới và đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Từ đó đi vào nội dung, đi vào phương pháp thực hiện và đi vào các vấn đề đào tạo giáo viên. Nếu vấn đề mục tiêu giáo dục mới không được làm rõ thì mọi thứ cũng sẽ chưa rõ ràng để có những bước đi phù hợp.

Đặt vấn đề về cái mới của Giáo dục, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình - phân tích: Phải nói rằng, trước đây, chúng ta đào tạo ra người biết chữ, biết khoa học ở một mức độ nào đó để tham gia vào công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc.

Còn bây giờ, do yêu cầu của giáo dục và đào tạo rất lớn, cho nên mục tiêu là phải làm sao khơi dậy được tiềm năng của mỗi học sinh, để các em trở thành những công dân tốt và người lao động tốt.

Thời kỳ kháng chiến đòi hỏi phải có tinh thần chiến đấu; nay để giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kịp với các nước trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Sức mạnh của đất nước là sức mạnh của cả dân tộc chứ không phải chỉ của một số người.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong sự nghiệp đổi mới
 Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng trong sự nghiệp đổi mới

Giáo dục có tốt thì đất nước mới phát triển

"Mục tiêu là ở chỗ đó, vì vậy các nội dung phải khoa học, hiện đại nhưng cũng phải thiết thực để phục vụ cho đất nước. Ngoài ra, phải chú ý đổi mới phương pháp dạy học:

Không phải là thầy nói, trò nghe; mà người thầy phải có phương pháp để khơi dậy được suy nghĩ, khả năng tư duy của từng em học sinh, để các em biết được những cái sai, cái đúng, cái nào tốt, cái nào xấu; phát triển tư duy sáng tạo trở thành những công dân tốt" - nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh.

Cũng theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, hiện nay vấn đề đào tạo giáo viên cũng phải đặt ra yêu cầu rất cao hơn, bởi chất lượng giáo viên chính là chất lượng của giáo dục.

Vì thế, Bộ GD&ĐT cần thực hiện ngay và làm thật tốt việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

Hiện nay, chúng ta đã có Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, vậy vấn đề còn lại là Bộ GD&ĐT phải quán triệt mục tiêu, lộ trình các bước đi và công tác chuẩn bị đội ngũ nhà giáo để đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhắc lại lời dặn của Bác Hồ: "Trồng cây thì mười năm mà trồng người phải 100 năm", nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị Bộ GD&ĐT:

Đổi mới giáo dục và đào tạo cần phải làm bài bản, vững chắc phù hợp với yêu cầu của khoa học giáo dục, không nên nóng vội. Vấn đề nào làm chưa kỹ thì cần chấn chỉnh và làm thật kỹ. Giáo dục có tốt thì đất nước mới phát triển.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ