Ông Nguyễn Phúc Phận – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum, cho biết: Chương trình ký kết nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình số 67-CTr/TU và Chương trình số 53-CTr/TU của Tỉnh ủy Kon Tum về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, huy động toàn xã hội vào cuộc, chung sức đóng góp phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời phát huy vai trò của Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các cơ quan có liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động, quán triệt, giám sát thực hiện Chương trình số 67-CTr/TU và Chương trình số 53-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW. Triển khai thực hiện Chương trình số 67-CTr/TU và Chương trình số 53-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh Kon Tum.
Theo chương trình ký kết, Sở GD&ĐT và Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum phối hợp thực hiện các hoạt động tác tuyên truyền vận động, giám sát và triển khai thực hiện Chương trình số 67-CTr/TU và Chương trình số 53-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết 19-NQ/TW.
Trong đó, tập trung các nội dung cơ bản như: Đẩy mạnh tuyên truyền vận động về đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đổi mới hệ thống tổ chức quản lý nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đổi mới quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Kon Tum.
Giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; quá trình tổ chức lấy ý kiến góp ý bản thảo sách giáo khoa cho từng môn học và thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý từng năm; kế hoạch đầu tư, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; kinh phí đảm bảo cho việc biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; tập huấn lại cho giáo viên.
Sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, giảm đầu mối các trường có cùng cấp học theo hướng sáp nhập hai trường gần nhau có qui mô nhỏ, hình thành trường phổ thông có hai cấp học (tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, địa bàn cụ thể của tỉnh; giải quyết thừa, thiếu cục bộ giáo viên, tinh giản biên chế ở các cơ sở giáo dục; đổi mới quản lý để nâng cao năng lực quản trị của các cơ sở giáo dục.