Quảng Ngãi: Nỗ lực hạn chế học sinh "rơi rụng" sau Tết

GD&TĐ -  Mỗi dịp đến Tết Nguyên đán, các thầy cô giáo nhà trường lại lo tình trạng học sinh các khối lớp lớn bị rủ rê bỏ học đi làm ăn xa.

Quảng Ngãi: Nỗ lực hạn chế học sinh "rơi rụng" sau Tết

Học sinh vùng cao Quảng Ngãi luôn được thầy cô nhắc nhở khung thời gian nghỉ Tết để các em đến lớp đúng quy định. Giáo viên các điểm trường cũng thiết lập "kênh" liên lạc giữa trưởng thôn, các phụ huynh có uy tín nhằm nắm bắt tình hình học sinh tại các thôn, xóm để kịp thời can thiệp khi các em bị rủ rê bỏ học.

Trường THCS Sơn Liên (xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây) có 138 học sinh. Phần lớn học sinh của nhà trường là người dân tộc Ca Dong có nhà ở cách xa trường, đời sống còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, mỗi dịp đến Tết Nguyên đán, các thầy cô giáo nhà trường lại lo tình trạng học sinh các khối lớp lớn bị rủ rê bỏ học đi làm ăn xa, hoặc học sinh ăn Tết kéo dài theo tập quán của người dân địa phương.

Theo cô Lý Thị Mỹ Dung - giáo viên phụ trách khối lớp 9 tại trường THCS Sơn Liên: trường THCS Sơn Liên chỉ có 1 lớp 9 với 35 học sinh. Đây là khối lớp có khả năng có nhiều học sinh bỏ học đi làm ăn xa sau Tết.

"Nhiều em về nhà ăn Tết bị bạn bè rủ rê bỏ học đi làm ăn xa hoặc các em có thể ăn Tết kéo dài hơn thời gian quy định. Vì vậy mấy ngày qua, giáo viên tụi em phải thường xuyên nhắc nhở, động viên các em cũng như phụ huynh phải đưa con đến trường đúng thời gian quy định", cô Dung cho biết.

Theo cô Dung, ngoài việc nhắc nhở, động viên học sinh thì các thầy cô giáo của trường THCS Sơn Liên đã thiết lập được "đường dây nóng" với trưởng các khu dân cư, phụ huynh và những học sinh tiêu biểu.

"Việc giữ liên lạc với trưởng khu dân cư, phụ huynh và học sinh tiêu biểu giúp giáo viên nắm bắt được những trường hợp có khả năng bỏ học để kịp thời động viên các em. Biện pháp này rất hữu hiệu trong việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học sau Tết. Vì thế, dịp Tết năm trước khối lớp 9 của trường không có học sinh nào bỏ học", cô Dung thông tin.

Ông Bùi Thế Giới - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Tây cho biết: trong tuần cuối cùng trước khi học sinh nghỉ Tết, phòng đã tổ chức cuộc họp với tất cả các điểm trường để triển khai nhiệm vụ phòng chống tình trạng học sinh bỏ học sau Tết.

Ngành Giáo dục huyện Sơn Tây chú trọng nắm bắt tư tưởng của học sinh trong dịp Tết thông qua việc liên hệ thường xuyên với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh. Nhờ đó, giáo viên các điểm trường sẽ biết được những học sinh có nguy cơ bỏ học để có biện pháp vận động, nhắc nhở.

"Các điểm trường đều có giáo viên trực Tết, vì vậy nếu có thông tin học sinh bị rủ rê bỏ học đi làm ăn xa thì giáo viên có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức vận động. Đối với số học sinh ăn Tết dài ngày hơn so với quy định, nhà trường sẽ tổ chức cho giáo viên đến từng khu dân cư, hoặc liên lạc với phụ huynh vận động các em ra lớp ngay trong ngày đi học đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết", ông Giới nói.

Huyện vùng cao Tây Trà cũng là một trong những địa phương canh cánh nỗi lo học sinh "rơi rụng" sau Tết. Vì vậy, những giải pháp ngăn chặn tình trạng này đã được ngành Giáo dục huyện Tây Trà triển khai đồng bộ.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.