Ngân hàng Việt hút vốn ngoại

GD&TĐ - Vài năm gần đây, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rất khuyến khích các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước tham gia tái cơ cấu, mua lại ngân hàng (NH) yếu kém. Chính vì vậy nhiều NĐT nước ngoài đã đẩy mạnh rót vốn vào các NH Việt Nam, đặc biệt là từ đầu năm 2018 đến nay dòng vốn này tiếp tục chảy vào mảnh đất rất “màu mỡ” này…

Ngân hàng Việt hút vốn ngoại

Hấp dẫn các NĐT ngoại

NH Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa chính thức công bố thông tin về khoản đầu tư lên tới hơn 370 triệu USD (tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng) từ hai NĐT pháp nhân độc lập được quản lý bởi Warburg Pincus có trụ sở tại Mỹ, quản lý. Theo Techcombank, khoản đầu tư 370 triệu USD này là một phần trong nỗ lực tăng vốn từ nay đến tháng 6 năm 2018 của Techcombank theo đúng kế hoạch đã được Đại hội cổ đông phê duyệt. Giao dịch này sẽ cung cấp vốn giúp Techcombank hiện thực hoá những mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng, đồng thời nâng tổng số cam kết đầu tư của các công ty do Warburg Pincus quản lý tại Việt Nam lên trên 1 tỉ USD.

Trước Techcombank, trong năm 2017, thị trường đã chứng kiến liên tiếp những thương vụ lớn và thành công từ dòng chảy này, như NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với 250 triệu USD, NH Phát triển TPHCM (HDBank) với 300 triệu USD, hay thành viên có quy mô nhỏ hơn là NH Tiên Phong (TPBank) với 40 triệu USD.

Loạt thương vụ trên chắc chắn sẽ trở thành một làn sóng, khi mới đây đã có NĐT lên kế hoạch đến với một NH thương mại Nhà nước đã cổ phần hoá; hay cả tình huống nới “room” sở hữu cho NĐT nước ngoài được hâm nóng trong các dòng chảy thông tin gần đây. Cụ thể, mới đây Tập đoàn Tài chính KEB Hana (Hàn Quốc) đang có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc mua cổ phần của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Hợp đồng này gần như đã được chốt khi bước cuối cùng của quá trình đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận. Theo đó, BIDV sẽ phát hành cổ phiếu mới để bán cho KEB Hana Bank, một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Tài chính KEB Hana. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng đang có kế hoạch bán hơn 350 triệu cổ phiếu (tương ứng 10% cổ phần) cho NĐT nước ngoài trong 6 tháng đầu năm 2018…

Các chuyên gia cho rằng, xu hướng NĐT nước ngoài chú ý tới các NH Việt Nam thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh bởi hệ thống NH Việt đang ngày càng vận hành tốt hơn từ những bước đi quyết liệt trong xử lý nợ xấu, các quy định chặt chẽ về sở hữu chéo, sắp tới là triển khai áp dụng Basel 2…

Cần cơ chế thông thoáng hơn

Các chuyên gia cho rằng, sức hút của NH Việt Nam với NĐT ngoại ở cơ hội tiếp cận tới dân số hơn 90 triệu dân. Đặc biệt, phần lớn thị trường đến nay vẫn chưa được khai thác, khi chỉ 30% dân số có tài khoản NH và tầng lớp có thu nhập trung bình, cao đang gia tăng.

Theo đại diện Warburg Pincus - NĐT vừa chính thức rót hơn 370 triệu USD vào

Techcombank, Việt Nam là một trong những nước có thị trường NH tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, đồng thời cam kết lâu dài và sự tin tưởng vững chắc với những triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam. Giải pháp cho nguồn vốn ngoại tham gia tái cơ cấu NH đã được khuyến khích từ lâu, tuy vậy, vấn đề quan trọng nhất khi bán lại cho NĐT nước ngoài là giá bán các NH này sẽ là bao nhiêu và NHNN tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ hay ưu đãi nào để thu hút các NĐT chiến lược hay không?

Các chuyên gia cho rằng, hiện giới hạn sở hữu cao nhất mà các tổ chức nước ngoài có thể nắm giữ tại một NH Việt là 30% và mức cổ phần cao nhất một NH nước ngoài có thể mua để trở thành một NĐT chiến lược là 20% chưa đủ để NH nước ngoài có thể đưa ra các quyết định điều hành của các NH Việt Nam. Do đó có thể quy định room cho NĐT nước ngoài với các mức như: Cho phép được sở hữu 30% đối với NH thương mại khá, 51% đối với NH trung bình và thậm chí 100% đối với những NH yếu kém thực sự…

Các chuyên gia cho rằng, sau giai đoạn đầu tái cơ cấu hệ thống NH với nhiều khó khăn (2011 - 2015), hiện hệ thống NH thương mại của Việt Nam đang ở giữa giai đoạn hai tái cơ cấu (2016 - 2020) với những nét chuyển động mới và sáng hơn, mà vốn ngoại đang chảy vào nhiều hơn, mạnh hơn có thể xem là một kết quả kiểm định “sức khỏe” của các NH…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.