Trong cần tây có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là chất apigenin. Nhiều nghiên cứu cho thấy, apigenin có thể cùng một lúc chống lại nhiều loại tế bào ung thư khác nhau: ung thư vú, buồng trứng, phổi, gan, dạ dày, ruột non và tuyến tụy. Các nhà khoa học còn cho rằng nó cũng tác dụng lên nhiều dòng tế bào ung thư khác nữa. Do đó, nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng cần tây thường xuyên để phòng chống lại căn bệnh ung thư ghê gớm đang hoành hành hiện nay, nó thậm chí còn công hiệu hơn hẳn nhiều loại thuốc đắt tiền khác.
Không chỉ chứa apigenin với chức năng chống ung thư, cần tây còn có thể mang lại cho cơ thể nhiều điều kỳ diệu hơn vì còn có chứa nhiều khoáng Natri, tinh dầu d-limonene (60%), selinene (10%) và một số hoạt chất phthalides (3%) trong đó bao gồm 3-n-butylphthalide, sedanenolide và anhydride sedanonic…
Trong y học dân gian, các thầy thuốc vẫn dùng cần tây để điều trị chứng viêm khớp, căng thẳng và loạn thần (hysteria). Hạt cần tây được dùng để chữa bệnh đau đầu, lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi… Người ta cũng biết đến một công dụng thú vị nữa của cần tây là tăng cường chức năng sinh lý cho cả hai giới nam và nữ (aphrodisia). Nước ép cần tây được ưa chuộng trong việc hạ huyết áp và giảm cân một cách tự nhiên.
Các nhà khoa học đều thừa nhận rằng cây cỏ tự nhiên chứa rất nhiều hoạt chất sinh học giúp con người giải quyết các vấn đề sức khỏe, từ thanh lọc giải độc đến tiêu diệt các mầm bệnh, phục hồi thương tổn trong tế bào… Điều này đã được ông tổ ngành y hiện đại – Hippocrates nhắc đến qua câu nói nổi tiếng: “Hãy để cho thực phẩm là thuốc và thuốc chính là thực phẩm“.
Việc sử dụng cây cỏ thực phẩm trong các món ăn hàng ngày như là “thuốc” vừa tiện lợi, rẻ tiền mà không phải lo lắng về các tác dụng phụ. Theo kinh nghiệm thông thường, cây thực phẩm nào có mùi, vị hay màu tự nhiên càng mạnh thì hàm lượng và chủng loại các hoạt chất quý càng nhiều. Cần tây là một ví dụ cho một loại cây như thế.