Ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người đi xuất khẩu lao động

GD&TĐ - Thông tư số 21/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ 1/2/2022 tới với nhiều nội dung đổi mới quan trọng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định nhằm ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người xuất khẩu lao động. Ảnh minh họa
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có quy định nhằm ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người xuất khẩu lao động. Ảnh minh họa

Bộ LĐ,TB&XH đã có quy định nhằm ngăn chặn tình trạng loạn thu phí người xuất khẩu lao động. Thông tư số 21/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ 1/2/2022 tới với nhiều nội dung đổi mới quan trọng. Một trong những nội dung đáng chú ý của Thông tư là đưa ra mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới.

Theo đó, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với tổ chức, cá nhân trung gian nhưng không được vượt quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động có thời hạn làm việc từ 36 tháng trở lên thì mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động.

Với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới được quy định theo phụ lục đính kèm thông tư. Cụ thể, mức trần thu lao theo hợp đồng môi giới với một số thị trường, ngành nghề sau được quy định là 0 đồng.

Đó là thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải (Đài Loan, Hàn Quốc); lao động giúp việc gia đình (Malaisia, Brunei, các nước Tây Á), mọi ngành nghề (Thái Lan).

Thông tư cũng quy định, mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ