Toàn cảnh khu vực phòng họp của Hạ viện Nhật Bản
Trong chuyến công tác cùng đoàn các nhà báo ASEAN tới Nhật Bản, phóng viên Infonet đã có cơ hội tới thăm tòa nhà Quốc hội Nhật Bản (DIET) và nghe giới thiệu về cách thức hoạt động của Hạ viện (tên gọi khác: Chúng Nghị Viện) nước này.
Hạ viện được coi là cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất của Nhật Bản. Khác với chế độ nghị viện của một số quốc gia khác, Hạ viện Nhật Bản có quyền lực lớn hơn hẳn Thượng nghị viện.
Xét về mặt quyền lực, Hạ viện thường không thể bác bỏ các dự luật đã được Thượng viện thông qua ngược lại Thượng viện chỉ có quyền trì hoãn không thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hoặc hiệp ước đã được Hạ viện thông qua.
Quyền lực "tối thượng" của Hạ viện Nhật Bản thể hiện trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ, nếu Thượng viện không đồng ý với một dự thảo luật mà Hạ viện đã thông qua thì văn kiện đó sẽ được trả về cho Hạ viện và ở lần bỏ phiếu thứ hai, nếu có ít nhất 2/3 số nghị sỹ có mặt tại Hạ viện thông qua, dự luật đó chính thức có hiệu lực bất chấp quan điểm của Thượng viện.
Vấn đề về ngân sách phải được Hạ viện biểu quyết trước. Khi thảo luận về vấn đề này, nếu Thượng viện không đồng ý với Hạ viện, và nếu Ủy ban đại diện của cả hai Viện cũng không có được sự nhất trí hay Thượng viện không thể đưa ra quyết định trong vòng 30 ngày sau khi Hạ viện thông qua, thì quyết định của Hạ viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội Nhật Bản.
Khi lựa chọn Thủ tướng chính phủ, nếu 2 Viện không đạt được sự nhất trí và ủy ban chung của 2 viện cũng không đạt được sự nhất trí chung hoặc Thượng viện không chỉ định được Thủ tướng trong vòng 10 ngày sau khi Hạ viện biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Thủ tướng thì quyết định của Hạ viện sẽ là quyết định cuối cùng của Quốc hội.
Phòng họp của Hạ viện Nhật Bản bố trí một hành lang ở tầng 2, phía trên chỗ ngồi của các nghị sĩ để làm nơi tác nghiệp dành riêng cho các phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình, quay phim...
Chính bởi vì sự quan trọng như vậy nên mỗi kỳ họp của Quốc hội Nhật Bản luôn được giới báo chí theo dõi sát sao. Các cơ quan báo chí Nhật Bản và nước ngoài được phép đưa tin không hạn chế về các cuộc họp của Quốc hội nước này nhưng phải đăng ký số lượng phóng viên và được cấp thẻ.
Khu vực phòng họp được chia thành 2 phần rõ rệt, trong đó phía dưới là nơi các nghị sĩ làm việc còn tầng 2 là khu vực hành lang tác nghiệp của các phóng viên ảnh, phóng viên truyền hình.
Tại các vị trí tác nghiệp, chân gắn máy ảnh, máy quay và hệ thống dây dẫn được lắp đặt sẵn. Mỗi cơ quan báo chí được bố trí một vị trí cố định nhưng thông thường, để chọn được góc chụp (quay) ưng ý, các phóng viên thường xuyên đổi chỗ cho nhau và họ cũng được phép di chuyển tự do trong phần hành lang này.
Chân đế gắn máy ảnh, máy quay được lắp đặt sẵn và cố định tại khu vực hành lang báo chí, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các phóng viên tác nghiệp.
Ngoài khu vực dành cho phóng viên ảnh, truyền hình. Tại tòa nhà Quốc hội còn bố trí 7 phòng báo chí (press club) dành cho các phóng viên khác có thể theo dõi và đưa tin về nội dung cuộc họp.
Một điểm khá đặc biệt nữa là tất cả các cuộc họp của Hạ viện Nhật Bản đều mở cửa tự do cho người dân vào nghe trực tiếp. Khu vực khán đài dành cho người dân được bố trí ngay phía sau hành lang dành cho báo chí.
Tại đây, chỗ ngồi được phân chia thành 3 cánh gà: Khu vực bên trái, phải dành cho thành viên các Bộ, các nhà ngoại giao hay khách của Quốc hội còn khu vực rộng nhất ở trung tâm là chỗ ngồi dành cho người dân.
Bảng điểm danh của các nghị sĩ. Mỗi nghị sĩ sẽ có một nút riêng. Tấm bảng này được đặt công khai ở hành lang lối đi vào và người dân có thể dễ dàng kiểm tra nghị sĩ nào có mặt, nghị sĩ nào vắng mặt.
Khu vực chỗ ngồi nghe và quan sát của người dân Nhật Bản nếu muốn theo dõi các phiên họp của Hạ viện.
Khu vực hành lang tác nghiệp của báo chí được bố trí ghế ngồi khá thuận tiện