Giống như người Việt Nam có dưa hành, củ kiệu, người Trung Quốc gọi loại tỏi này là “tỏi lạp bát” bởi theo tập tục của người Bắc Kinh cứ gần giáp tết ngày mùng 8 tháng chạp âm thì người ta sẽ bắt đầu chuẩn bị những vại tỏi này.
Y học hiện đại chứng minh rằng 2% cllicin trong tỏi có tác dụng ức chế và tiêu diệt cầu khuẩn gây viêm màng não, viêm phổi, trực khuẩn Streptococcus nguyên nhân chính gây bạch hầu, ho gà, kiết lị…
Ngoài ra, tỏi còn được mệnh danh là thuốc kháng sinh tự nhiên bởi allicin giúp tiêu diệt helicobacter pylori loại khuẩn gây tổn thương niêm mạc và ung thư dạ dày. Ăn loại tỏi này còn giup khang virut, nấm gây bệnh, giun ký sinh, cảm lạnh và bệnh đường ruột.
“Người dọn đường” quét sạch nguyên nhân tắc động mạch
Hàm lượng chất “chữa acrylic” [(CH2CH2 H2) 2S] của capsaicin cao có trong tỏi giúp dọn sạch cholesterol và triglyceride nguyên nhân chính dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch và bệnh liên quan đến tim mạch.
Mỗi ngày chỉ cần ăn từ 2-3 miếng tỏi lạp bát này là có thể giảm hẳn nguy cơ tắc động mạch vành, mở rộng đường máu, điều hòa huyết áp, tăng tính thẩm thấu của thành mạch, ngăn xơ vữa và giảm rối loạn mỡ máu…
“Pháp bảo” ngừa ung thư cực hiệu nghiệm
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỏi chứa germanium, selen và các nguyên tố vi lượng có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Thành phần các chất chứa lưu huỳnh giúp chống lại quá trình oxy hóa, cấu thành năng lực đề kháng của cơ thể.
Tỏi giúp thúc đẩy đường ruột sản sinh alixin đặc trưng và hình thành lipid peroxy chống biến đổi tế bào bình thường thành ung thư. Tỏi lạp bát giúp giảm hẳn lượng nitrie dư lại trong dạ dày và giảm muối axit nitric gây ung thư thông qua cơ chế điều tiết tế bào.
Cách làm tỏi lạp bát
Nguyên liệu:
- Tỏi tía : 1kg
- Giấm gạo : 2 chai
- Hũ thủy tinh
Cách làm:
1, Bóc tỏi, bỏ cuống rồi cho vào lọ thủy tinh.
2, Thêm dấm gạo nguyên chất vào ngập bình rồi đậy kín lại (nhiệt độ cần là 5 độ)
3, Sau khoảng 15 ngày, tỏi chuyển màu xanh ngọc là có thể dùng được.
Loại tỏi này không nhất thiết làm vào ngày 8/12 âm lịch nhưng để dược tính phát huy tốt nên làm vào dịp đông xuân. Theo Đông y, “tỏi trị bách bệnh, duy chỉ hại cho mắt” nên những người mắc bệnh về mắt nên hạn chế dùng tỏi.
Những người loét dạ dày thì không nên dùng tỏi bởi tính axit của chúng quá mạnh. Khi ăn tỏi nên chia ra ăn 1 lần/ngày hoặc cách ngày, mỗi lần ăn từ 2-3 tép là được.