Nga và Belarus thông qua học thuyết quân sự để phản ứng trước sức ép của phương Tây

GD&TĐ - Hôm qua (5/11), Nga và Belarus đã thông qua một học thuyết quân sự. Đây được cho là một phản ứng trước chính sách gây sức ép từ phương Tây và đảm bảo mức độ tương tác giữa các bộ quốc phòng 2 nước.

Quốc kỳ Nga và Belarus (trái).
Quốc kỳ Nga và Belarus (trái).

Theo Quốc vụ khanh của Nhà nước Liên minh Dmitry Mezentsev, học thuyết sẽ đảm bảo mức độ tương tác cao hơn giữa các bộ quốc phòng. Học thuyết sẽ giúp 2 nước đạt được sự gắn kết hơn trong việc thực hiện chính sách quốc phòng… Đây là một yếu tố quan trọng mà các đối tác nước ngoài của 2 nước cần xem xét. Đồng thời, cả Nga và Belarus đều không đe dọa bất kỳ ai, không tìm cách thống trị bên ngoài biên giới của mình. Nhưng học thuyết quốc phòng đảm bảo rằng các biên giới bên ngoài của Nhà nước Liên minh được bảo vệ một cách đáng tin cậy.

Ông Mezentsev nói thêm rằng tình hình quân sự - chính trị trong khu vực đang trở nên phức tạp hơn nhiều.

Ông cũng nhấn mạnh, các cơ sở hạ tầng quân sự đang được triển khai gần biên giới của Nhà nước liên minh mặc dù những cam kết ở Brussels đã được đưa ra. Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần nói điều này và lưu ý Nga không thể thờ ơ với chính sách gây sức ép của phương Tây. Belarus và Nga sẵn sàng cùng nhau kháng cự.

Ông Mezentsev nhắc lại rằng các lệnh trừng phạt và sức ép kinh tế đã trở thành một trong những công cụ của chính sách chung “bao vây” Nga – một quốc gia là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.