Nga thử “siêu ngư lôi” có thể gây “sóng thần phóng xạ”?

GD&TĐ - Những hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang củng cố thế lực ở Bắc Cực bằng cách xây các căn cứ quân sự mới với một loại vũ khí đặc biệt. Đó là siêu ngư lôi Poisedon 2M39 có thể gây ra sóng thần phóng xạ.

Ảnh vệ tinh được cho là căn cứ quân sự Nga ở Bắc Cực (Ảnh: CNN)
Ảnh vệ tinh được cho là căn cứ quân sự Nga ở Bắc Cực (Ảnh: CNN)

Ngư lôi tàng hình Poisedon 2M39 hiện đang được thử nghiệm trong khu vực. Nó được cung cấp năng lượng từ một lò phản ứng hạt nhân và có khả năng đánh lén hệ thống phòng thủ bằng cách di chuyển dọc theo đáy biển. Sau đó, ngư lôi sẽ phát nổ và gây ra sóng thần phóng xạ có khả năng đánh tan bờ biển ở cực bắc.

Hình ảnh vệ tinh về các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất đang được xây dựng đã được hãng tin CNN đưa ra. Đây là thứ có thể làm ngập các thành phố ven biển của Mỹ bằng sóng thần phóng xạ.

Ngoài căn cứ, hình ảnh vệ tinh trên còn thể hiện máy bay phản lực và máy bay ném bom quân sự cùng các hệ thống radar mới ở gần Alaska. Điều này làm dấy lên báo động cho Bộ Ngoại giao Mỹ.

“Người Nga ở Bắc Cực rõ ràng đã đưa ra một thách thức quân sự. Điều này rất quan trọng đối với Mỹ và đồng minh, đặc biệt là khi nó tạo ra khả năng phát triển sức mạnh tới Bắc Đại Tây Dương” – Bộ Ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố.

Những hình ảnh trên xuất hiện không lâu sau khi Nga tổ chức tập trận quân sự mới trong khu vực. Ngày 20/3 vừa qua, Nga tiến hành các cuộc diễn tập gần vùng đất Alexandra – nơi có hơn 40 cuộc tập trận được tiến hành. Trước đó, các hoạt động quân sự khác bao gồm thử nghiệm hệ thống phòng không Pantsir-S1 và tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu MiG-31.

Theo tướng quân đội đã nghỉ hưu Viktor Kravchenko, tất cả điều này nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ tới Mỹ. Sự việc xảy ra không lâu sau khi ông Putin ra lệnh khôi phục các căn cứ quân sự từ thời Liên Xô ở Bắc Cực, giúp ông có quyền kiểm soát nhiều vùng biển tại đây. Bên cạnh đó Nga sẽ đảm bảo có quyền kiểm soát tuyến đường biển phía Bắc nối châu Âu và Thái Bình Dương.

Ngoài ra, động thái này giúp Nga đảm bảo nguồn khoáng sản khổng lồ trên khắp Bắc Cực, bao gồm cả các kho lưu trữ dầu khí và khí đốt.

Theo Latin times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ