Nga thử hệ thống siêu phòng thủ S-500 Prometey tại Syria

GD&TĐ - Theo các phương tiện truyền thông, các vụ thử hệ thống phòng không S-500 Prometey của Nga tại Syria đã hoàn thành và được coi là thành công. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vấn đề này.

Phòng không Nga trong một cuộc tập trận.
Phòng không Nga trong một cuộc tập trận.

Các yếu tố quan trọng của hệ thống phòng không S-500 Prometey của Nga đã được thử nghiệm ở Syria – theo hãng tin Izvestia khi dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng.

Theo nguồn tin trên, trong quá trình thử S-500, các chuyên gia đã xác định “một số vấn đề nhất định” trong hoạt động của thiết bị, nhưng chúng nhanh chóng bị loại bỏ.

Các cuộc thử trên đã được công nhận là thành công.

Cựu Phó tổng Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Aitech Bizhev, lưu ý rằng trong các cuộc thử nghiệm vũ khí trước khi cung cấp cho các lực lượng vũ trang, hoạt động trơn tru của các linh kiện được chú ý đặc biệt.

Theo ông, thiết bị trên “được thử nghiệm trong điều kiện kỹ thuật và khí hậu khắc nghiệt”.

Các thông số kỹ thuật của S-500 vẫn còn được giữ bí mật, mặc dù có một số thông tin cho rằng hệ thống này có thể phá hủy các mục tiêu cách xa 600km và theo dõi, tấn công tới 10 mục tiêu đạn đạo di chuyển với tốc độ siêu thanh lên tới 7km/ giây (khoảng Mach 20).

Việc thử S-500 của Nga tại Syria đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ từ nước ngoài. Người ta cho rằng Nga tiếp tục sử dụng Syria là “cơ sở để thử nghiệm vũ khí của mình”. Các nguồn tin phương Tây cho biết trong thời gian các lực lượng vũ trang Nga có mặt ở Syria, họ đã thử nhiều phương tiện vũ khí như tên lửa hành trình “Caliber”, chiến cơ tàng hình Su-57 và giờ đây là S-500.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.