Nga: Phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ tài trợ ở Ukraine nghiên cứu virus corona

GD&TĐ - Hôm nay (10/3), Bộ Quốc phòng Nga thông báo các phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ tại trợ đặt tại Ukraine đang tiến hành các thí nghiệm với những mẫu virus corona ở dơi.

(Ảnh: Sputnik)
(Ảnh: Sputnik)

“Theo các tài liệu, phía Mỹ lên kế hoạch tiến hành nghiên cứu các tác nhân gây bệnh cho chim, dơi và bò sát ở Ukraine vào năm 2022, với bước chuyển tiếp sang nghiên cứu khả năng mang bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh than” – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết.

Ngoài ra, các cơ sở đang nghiên cứu khả năng lây lan mầm bệnh qua các loài chim hoang dã, di cư giữa Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực.

“Mục đích của việc này và các nghiên cứu sinh học khác do Lầu Năm Góc tài trợ ở Ukraine, là để tạo ra một cơ chế lây lan các mầm bệnh chết người một cách bí mật” – ông nói thêm.

Theo ông Konashenko, Bộ Quốc phòng Nga sẽ sớm công bố các tài liệu nhận được từ nhân viên tại các phòng thí nghiệm sinh học Ukraine, cũng như kết quả kiểm tra của họ.

Vào ngày 7/3, các lực lượng vũ trang Nga đã phát hiện 30 hợp chất sinh học ở Ukraine có liên quan đến việc sản xuất vũ khí sinh học – theo người đứng đầu bộ phận phòng thủ bức xạ, hóa học và sinh học của lực lượng vũ trang Nga Igor Kirillov.

Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD cho hoạt động của phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine. Các phòng thí nghiệm của Tổng cục vệ sinh và dịch tễ trung ương của Bộ Quốc phòng Ukraine đã tham gia vào chương trình sinh học quân sự của Mỹ.

Trong khi Mỹ ban đầu cho rằng thông tin về các phòng thí nghiệm chiến tranh sinh học của họ ở Ukraine là “giả” thì hôm thứ 3, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland thừa nhận sự tồn tại của các “cơ sở nghiên cứu sinh học” do Mỹ tài trợ ở nước này.

Moscow đã nhiều nằm bày tỏ quan ngại về hoạt động của các hệ thống phòng vũ khí sinh học do Mỹ tài trợ ở Ukraine và các nước cộng hòa hậu Xô Viết khác, bao gồm Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Armenia và Georgia.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.