Nga phóng liên tiếp ICBM trong học thuyết răn đe mới

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga cho biết Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga sẽ tiến hành 7 vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong năm 2024.

Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm của Nga.
Tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm của Nga.

Công khai số lần phóng

Trong thông báo được đưa ra hôm 7/1, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Năm nay, Lực lượng Tên lửa Chiến lược có kế hoạch tiến hành 7 vụ phóng tên lửa ICBM.

Trong 5 năm qua, Lực lượng Tên lửa Chiến lược đã thực hiện hơn 20 vụ phóng ICBM như một phần của các cuộc thử nghiệm các hệ thống tên lửa tiên tiến và các cuộc tập trận nhằm quản lý các hệ thống tên lửa ICBM".

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xuất phát từ việc Mỹ rút khỏi nhiều hiệp ước, nhằm bảo vệ chống lại sự leo thang chiến lược, Moscow đã cam kết thông báo trước cho đối tác của mình ở Washington về tất cả các cuộc thử nghiệm ở cấp chiến lược để tránh một sự leo thang hạt nhân.

Vào tháng 12, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga Sergei Karakaev cho biết Nga và Mỹ đã đồng ý cung cấp cho nhau cảnh báo trước ít nhất 24 giờ trước khi phóng thử bất kỳ ICBM hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) nào.

Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga bao gồm tên lửa di động trên mặt đất và tên lửa phóng từ hầm chứa, tên lửa phóng từ tàu ngầm và do máy bay ném bom chiến lược thực hiện, đã trải qua quá trình hiện đại hóa trị giá hàng nghìn tỷ rúp trong thập kỷ qua.

Chương trình này bao gồm việc thay thế các tên lửa cũ bằng ICBM Yars và Sarmat, SLBM RSM-56 Bulava và tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân Burevestnik, vũ khí chiến lược phóng từ tàu và trên không như tên lửa siêu vượt âm có thể trang bị vũ khí hạt nhân Zircon, Kinzhal và Avangard.

Học thuyết hạt nhân của Nga cấm Moscow sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào trừ khi nước này bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học, hoặc trong trường hợp có hành động xâm lược thông thường lớn đến mức đe dọa sự tồn vong của đất nước.

Mỹ - quốc gia duy nhất trên thế giới từng sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến đấu, hiện không có hạn chế nào như vậy đối với học thuyết chiến lược của mình, với Đánh giá tình hình hạt nhân mới nhất cho phép tấn công phủ đầu ngay cả đối với các đối thủ có vũ trang phi hạt nhân.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước chống đạn đạo năm 2002, hủy bỏ Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung năm 2019 và không gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).

Nga đã đình chỉ tham gia trong New START vào tháng 2 năm ngoái, trích dẫn các cuộc tấn công của lực lượng Ukraine do NATO hậu thuẫn nhằm vào một sân bay đặt máy bay ném bom hạt nhân của Nga, nhưng đã cam kết tiếp tục tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận miễn là Mỹ cũng làm như vậy.

START mới dự kiến ​​sẽ hết hạn vào năm 2026, Mỹ trước đó đã đề xuất đưa kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vào bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai.

Vai trò của tên lửa siêu vượt âm trong học thuyết răn đe

Tại sao Nga dường như đứng đầu hoặc gần đầu hầu hết các bảng xếp hạng khi nói đến khả năng của tên lửa hành trình, đạn đạo và siêu vượt âm?

Theo chuyên gia quân sự Nga Ilya Tsukanov, đáp án đơn giản: Kế thừa thành quả vượt trội về công nghệ tên lửa tiên tiến và bản thiết kế cho các tên lửa siêu thanh sớm nhất của Liên Xô, bắt đầu nghiên cứu chúng vào cuối những năm 1960, trong khi công nghệ tên lửa là một trong những lĩnh vực đầu tư không bị cắt giảm vào những năm 1990.

Năm 2002, sau khi Mỹ bất ngờ rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, Tổng thống Nga đã ra lệnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hiện có và đặt các dự án mới, trong bối cảnh lo ngại rằng việc tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ. Hệ thống có thể "vô hiệu hóa và làm cho toàn bộ tiềm năng hạt nhân của chúng ta trở nên lỗi thời".

Những nỗ lực này đã đơm hoa kết trái, vào năm 2020, ông Putin nói rằng lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của mình, Nga đã sở hữu "những loại vũ khí hiện đại nhất, vượt trội hơn nhiều về sức mạnh, tốc độ và điều rất quan trọng đó là về độ chính xác so với tất cả những gì tồn tại trước chúng và tồn tại ngày nay".

Những tăng cường sức mạnh cho kho tên lửa của Nga được đánh giá là rất kịp thời, bởi vì cùng thời điểm Washington hủy bỏ Hiệp ước ABM, Lầu Năm Góc bắt đầu thực hiện chương trình "Tấn công nhanh chóng toàn cầu" - một sáng kiến ​​đầy tham vọng và cực kỳ nguy hiểm.

Về cơ bản, việc sở hữu các tên lửa tốc độ cực cao có khả năng cơ động, tránh hệ thống phòng thủ tên lửa và che giấu đích đến cung cấp cho Nga một loại "lá chắn" tên lửa.

Do đó, những vũ khí tối tân thế hệ mới của Nga sẽ buộc họ phải giữ các ý tưởng như 'Cuộc tấn công nhanh chóng toàn cầu' trên bàn vẽ.

Clip Nga đưa ICBM mang vũ khí Avangard vào trực chiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.