Nga nói Ukraine mất hơn 4.000 lính ở Mariupol, thúc giục lực lượng còn lại đầu hàng

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga đã kêu gọi các lực lượng Ukraine còn lại đang bị bao vây tại một nhà máy thép ở thành phố ven biển Mariupol đầu hàng và hạ vũ khí.

Khói bốc lên bao trùm Tổ hợp luyện kim Azovstal ở Mariupol, ngày 14 tháng 4.
Khói bốc lên bao trùm Tổ hợp luyện kim Azovstal ở Mariupol, ngày 14 tháng 4.

Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra lời đảm bảo về tính mạng và sự an toàn, nếu họ chấp nhận đề nghị hạ vũ khí và ngừng mọi hoạt động thù địch từ sáng hôm qua (16/4).

Trước đó, vào hôm 15/4, Moscow đã tiết lộ ước tính về con số thương vong của Ukraine. Theo đó, chỉ riêng tại thành hố Mariupol, Ukraine đã mất hơn 4.000 chiến binh, bao gồm “lính đánh thuê nước ngoài” và “phát xít” liên kết với trung đoàn Azov và Aidar khét tiếng.

Trong đề xuất ngừng bắn, quân đội Nga nói rằng số quân kháng cự còn lại đang trong tình trạng “vô vọng, hầu như không có thức ăn và nước uống”. Số quân này được cho là “kiên trì yêu cầu các quan chức ở Kiev cho phép hạ vũ khí và đầu hàng”, nhưng chính quyền Ukraine “nghiêm cấm hành động này và dọa sẽ áp dụng hành quyết thời chiến” – Moscow cho biết.

Do đó, Moscow đã đề nghị quân đội Ukraine thiết lập một đường dây liên lạc trực tiếp vào lúc 5 giờ sáng. Họ cũng chỉ ra thời điểm bắt đầu ngừng bắn thực sự vào lúc 6 giờ sáng bằng cách giương cao các lá cờ xung quanh Tổ hợp luyện kim Azovtal. Các đơn vị Ukraine có đến 1 giờ chiều để rút khỏi thành trì của họ mà không mang theo vũ khí hoặc đạn dược nào.

Đề xuất của Moscow và các điều khoản đầu hàng “sẽ được phát liên tục suốt đêm tới các đội quân Ukraine tại Azovstal trên tất cả các kênh radio với khoảng thời gian 30 phút” – Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Đầu tuần này, hơn 1.000 quân nhân thuộc Lữ đoàn Thủy quan lục chiến số 36 của Ukraine được cho là đã hạ vũ khí tại một nhà máy kim loại khổng lồ mà họ đang sử dụng làm thành trì chống lại lực ượng Nga. Tuy nhiên, thông tin này bị các quan chức Ukraine phủ nhận.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.