Bom thông minh của Su-35 đặt phòng không Ukraine vào thế khó

GD&TĐ - Máy bay Su-34 và Su-35 của Nga đã kiểm tra hệ thống phòng không Ukraine với bom thông minh, nhà báo Tanmay Kadam của tờ EurAsian Times nói rõ.

Bom thông minh của Su-35 đặt phòng không Ukraine vào thế khó

Theo tác giả bài viết trên tờ báo Ấn Độ, trong những tháng gần đây, Nga đã mở rộng việc sử dụng các loại bom dẫn đường như FAB-500M62.

Loại đạn hàng không này được trang bị module lập kế hoạch và hiệu chỉnh. Cụ thể là một tập hợp các bộ phận ổn định và điều hướng, sẽ biến một quả bom thông thường thành một bom có ​​độ chính xác cao.

Chuyên gia Kadam viết: "Bom FAB-500M62 sau khi được hiện đại hóa thì phạm vi tác chiến đã tăng lên 40 - 60 km và khi kết hợp với máy bay Su-34 và Su-35, nó bắt đầu mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc".

"Các máy bay phản lực Su-34 và Su-35 của Nga đã 'kiểm tra' các hệ thống phòng không của Ukraine bằng cách ném 20 quả bom dẫn đường mỗi ngày", bài báo viết.

Bom FAB-500M62 cực kỳ nguy hiểm khi được ném đi từ chiến đấu cơ Su-34 hoặc Su-35.
Bom FAB-500M62 cực kỳ nguy hiểm khi được ném đi từ chiến đấu cơ Su-34 hoặc Su-35.

Chính quân đội Ukraine phàn nàn về hiệu quả của các phi công Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga. Theo phát ngôn viên Không quân Ukraine Yuriy Ignat, các máy bay Su-34 và Su-35 của Nga thả tới 20 quả bom thông minh mỗi ngày dọc theo toàn bộ chiến tuyến, trong khi không đi vào khu vực hoạt động của các hệ thống phòng không Ukraine.

Ông Ignat phàn nàn rằng Lực lượng Vũ trang Ukraine đang thiếu trầm trọng phương tiện để chống lại chiến thuật được các phi công Nga sử dụng hiện nay.

“Để đẩy những chiếc máy bay này ra xa chiến tuyến, chúng tôi cần các hệ thống phòng không tầm xa như Patriot, cũng như tiêm kích đa năng hiện đại,” ông Yuri Ignat nói.

Theo nhà phân tích của EurAsian Times, máy bay của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga sử dụng một cách khéo léo các đặc tính hữu ích của "bom thông minh", khi thả chúng từ độ cao lớn để đảm bảo tầm xa tối đa của đạn.

Chuyên gia này giải thích: “Điều đó cho phép các phi công Nga triển khai vũ khí cách mục tiêu hàng chục km, mang lại khả năng sống sót nhất định".

Ông Kadam cũng lưu ý rằng Quân đội Nga có một lượng lớn bom FAB-500 không điều khiển có thể được trang bị module lập kế hoạch và hiệu chỉnh, nhờ đó tiết kiệm tiền để sản xuất các loại đạn dẫn đường chính xác cao khác.

Theo EurAsian Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.