Nga nâng cấp máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-95MS

GD&TĐ - Việc nâng cấp Tu-95MS được thực hiện tại Khu tổ hợp khoa học – kỹ thuật hàng không Taganrog.

Nga nâng cấp máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-95MS

Chuyến bay đầu tiên của TU-95MSM dự kiến sẽ cất cánh vào cuối năm 2019. Bên cạnh đó các loại máy bay Tu-22M3 và Tu-160 sau khi nâng cấp cũng sẽ nhận được tên mới với việc thêm chữ M phía sau.

Tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov trước đó cũng đã công bố rằng chương trình nâng cấp Tu-160 và Tu-95MS sẽ trang bị cho chúng động cơ mạnh hơn, đồng thời làm mới thiết bị vô tuyến trên thân máy bay bằng các thiết bị sản xuất trong nước, làm tăng đáng kể dải vũ khí sử dụng.

Ở đây, Tu-22M3M, Tu-160M và Tu-95MSM có thể sẽ mang theo tên lửa hành trình với tầm xa lớn, việc phát triển cũng như thử nghiệm chúng đã hoàn thành, và đang chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt.

Máy bay chiến đấu chiến lược mang tên lửa Tu-95MS và Tu-160 là loại máy bay chính mang vũ khí hạt nhân. Trong thời điểm xuất hiện của các loại máy bay ném bom tầm xa mà NATO gọi là Backfire đã gây nên sự hoang mang cho các nước thuộc khối Bắc Đại Tây Dương.

Tu-95 đã thật sự tồn tại rất lâu trong lực lượng Không quân Nga, và hiện nay là Lực lượng Không quân – vũ trụ Nga. Theo định danh của NATO thì Tu-95 được gọi là Bear. Lần đầu tiên nguyên mẫu Tu-95 cất cánh lên bầu trời là năm 1952. Vào năm 1995, nó được đưa vào sản xuất hàng loạt. Và các phương án khác nhau được sản xuất đầu năm 1990.

Trên Tu-95MS đã gỡ bỏ các thiết bị sử dụng cho ném bom. Hiện nay “Bear” là một máy bay mang tên lửa đơn thuần. Và trang bị vũ khí chính của nó là tên lửa hành trình Kh-55. Trong khoang chứa bom trước đây được thay bằng giá ống phóng hình tang trống chứa 6 quả tên lửa. Ngoài ra nó có thể mang theo 10 quả tên lửa khác ở các giá bên ngoài.

Trên phiên bản nâng cấp Tu-95MSSM có thể mang 6 quả tên lửa bên trong và 16 quả tên lửa loại mới nhất Kh-101 ở các giá nằm bên ngoài khoang chứa, Kh-101 có tầm xa hơn 5000 km.

Máy bay mang tên lửa Tu-160 và Tu-95MS đã từng được tham gia các chiến dịch chống khủng bố tại Syria, và đây cũng là lần đầu tiên chúng được sử dụng trong chiến đấu. Tu-160 và Tu-95MS đã thực hiện 66 cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình lên các mục tiêu của khủng bố và gần như tiêu diệt hoàn toàn các mục tiêu.

Theo news.rambler.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.