Nga lỗ hay lời khi cho nước khác vay tiền mua vũ khí

GD&TĐ - Nga từ lâu đã là một trong những “nhà buôn” vũ khí lớn nhất thế giới, có doanh số lên tới khoảng 15 tỷ USD mỗi năm. Đây là một hoạt động thương mại quan trọng đối với Moscow, đóng góp một số tiền đáng kể vào ngân sách quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng bán vũ khí theo hình thức cho vay tín dụng đã ảnh hưởng tới sự phát triển tài chính của điện Kremlin.

Theo trang tin phương Tây Defense News, Nga đã sử dụng rộng rãi hình thức cho vay để thu hút khách hàng vì khách hàng truyền thống của họ bị hạn chế về tài chính hơn so với những khách hàng của các công ty quốc phòng phương Tây.

Theo Tổng thống Nga Putin, một số quốc gia đơn giản là không có đủ tiền vào thời điểm đó, cho vay kịp thời theo các điều khoản thị trường sẽ giúp quảng bá các sản phẩm của Nga.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng sự linh hoạt về tài chính của Moscow trong việc kí kết các giao dịch đã làm cho lợi nhuận bán hàng của họ bị giảm đáng kể:

“Nga thường không nhận được lợi nhuận từ những hợp đồng này, nhưng họ vẫn có thể đảm bảo công việc của các doanh nghiệp quốc phòng, duy trì việc làm, duy trì dây chuyền sản xuất và giảm chi phí mua hàng trong nước.” – trích lời một chuyên gia.

Bài báo cũng đã nêu ra một số quốc gia sẵn sàng mua vũ khí Nga theo hình thức vay tín dụng.

Đầu tiên phải kể đến các quốc gia như Armenia với khoản vay 200 triệu USD, Bangladesh - 800 USD, Cuba 50 triệu USD. Rủi ro đối với Nga trong trường hợp vỡ nợ của các quốc gia này là không quá lớn do giá trị các khoản vay không nhiều. Mục đích của Nga là mang công nghệ của họ đến gần với các quốc gia này, đồng thời lan rộng ảnh hưởng chính trị.

Ấn Độ và Trung Quốc là những khách hàng lớn nhất của Moscow. Điều đặc biệt là họ thích thanh toán các thỏa thuận mua vũ khí bằng tiền mặt, mặc dù Kremlin sẵn sàng cho vay.

Được biết, Nga đã lấy được từ Venezuela 10 tỷ USD nợ kể từ năm 2009 khi quốc gia này mua các xe tăng, máy bay, trực thăng, tên lửa và vũ khí hạng nhẹ từ Liên bang Nga. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, Nga sẽ chấm dứt việc hợp tác với họ. Đây được coi là các quốc gia gây ra cho mối đe dọa lớn nhất đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Một số quốc gia thuộc danh sách cần hỗ trợ vũ khí vì “hoàn cảnh”, trong đó có thể kể đến Syria. Syria đã được nhận miễn phí hoặc giảm giá trong việc mua các vũ khí Nga. Rất có thể Venezuela sẽ là quốc gia tiếp theo nằm trong danh sách này.

Việc Nga tạo điều kiện cho các quốc gia nhỏ mua vũ khí của mình bằng các hình thức cho vay hoặc giảm giá là một hướng đi mang nhiều mục đích. Moscow hy vọng rằng, những quốc gia này có thể sẽ bỏ phiếu ủng hộ Nga tại Liên Hợp Quốc hoặc cung cấp các lợi ích chính trị khác cho Moscow.

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ