Nga giữ vững tốp đầu ngành sản xuất máy bay với loạt đột phá

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Vào ngày 1 tháng 11, máy bay chở khách tầm xa thân rộng Il-96-400M, được chế tạo từ các linh kiện của Nga đã lần đầu tiên bay lên bầu trời.

Nga giữ vững tốp đầu ngành sản xuất máy bay với loạt đột phá

Theo nhận xét từ giới truyền thông, với sự kiện trên, Nga đã tạo ra một bước đột phá kỹ thuật hàng không khác và giữ được vị trí trong câu lạc bộ các nhà sản xuất máy bay ưu tú của thế giới.

Chuyên gia người Nga Yuri Podolyaka đã dành sự quan tâm đặc biệt tới những gì xảy ra và đưa ra một vài ý kiến đánh giá trên trang telegram của mình.

Nhà phân tích nói rõ, những chiếc máy bay chở khách tương tự (đường kính ngoài của thân máy bay là 5 - 7 mét, 3 hàng ghế và 2 lối đi bên trong) hiện chỉ được chế tạo bởi 3 công ty trên hành tinh: Boeing của Mỹ, Airbus của Châu Âu và UAC của Nga.

Có lẽ trong 5 - 10 năm nữa, một trong những nhà sản xuất máy bay của Trung Quốc sẽ gia nhập câu lạc bộ ưu tú này, nhưng họ khó lòng tự chủ được động cơ hàng không hiện đại đủ khả năng nâng một gã khổng lồ như vậy lên không trung, tức là vẫn phải phụ thuộc bên ngoài.

Máy bay Il-96-400M cất cánh là thành tựu to lớn của ngành công nghiệp hàng không Nga.

Máy bay Il-96-400M cất cánh là thành tựu to lớn của ngành công nghiệp hàng không Nga.

"Động cơ là trái tim của máy bay. Và đây cũng là đơn vị công nghệ cao nhất mà hiện tại chỉ một số quốc gia có thể thực hiện được.

Ví dụ, động cơ phản lực dùng cho hàng không dân dụng chỉ có thể được sản xuất độc lập bởi Mỹ, Anh và Nga".

"Ngay cả Pháp - quốc gia có công ty SNECMA, cũng chỉ thực hiện tất cả các hoạt động phát triển máy bay dân dụng với sự hợp tác của Hoa Kỳ hoặc... một lần nữa là với Nga", ông Podolyaka nói rõ.

Theo chuyên gia này, bất chấp đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, Trung Quốc sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các nhà sản xuất động cơ nước ngoài trong thời gian dài.

Do vậy chuyên gia cho rằng có nguy cơ nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc tương tự như đối với Nga, thì Bắc Kinh sẽ không thể chế tạo được một chiếc máy bay chở khách nào.

"Trên thực tế, ngày nay giống như 40 năm trước, chỉ có Nga là không cho phép các nước phương Tây độc quyền hoàn toàn trong vấn đề này, và đó là lý do tại sao họ đã cố gắng hết mức để bóp nghẹt cả ngành công nghiệp máy bay và động cơ của chúng ta".

"Phương Tây đã nỗ lực trong nhiều năm nhằm phá vỡ mọi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine, mà ngày nay đã thành công hoàn toàn. Nhưng ngay cả điều này cũng không giúp được gì cho họ".

"Nga đã tìm thấy sức mạnh của chính mình và không chỉ giữ lại tất cả các công nghệ cần thiết, mà còn có thể tạo ra một bước nhảy vọt lên ngang tầm với tiêu chuẩn thế giới”, ông Podolyaka kết luận.

Máy bay chở khách cỡ lớn Il-96-400M do Nga chế tạo cất cánh lần đầu tiên.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ