Nga: Giáo dục trực tuyến thu hút đông đảo người dân

GD&TĐ - Năm 2016, Chính phủ Nga triển khai dự án “môi trường học tập kỹ thuật số hiện đại tại Liên bang Nga”. Mục đích của dự án – đến năm 2018 sẽ tạo ra mọi điều kiện để nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội giáo dục thường xuyên cho mọi công dân. 

Nga: Giáo dục trực tuyến  thu hút  đông đảo người dân

Theo các chuyên gia, trên nền tảng phát triển của không gian giáo dục kỹ thuật số của Nga, số lượng sinh viên của cơ sở giáo dục, những người đã làm chủ được các khóa học trực tuyến (E-learning) sẽ tăng lên đến 11 triệu người vào cuối năm 2025.

Nở rộ giáo dục trực tuyến

Theo nghiên cứu “Nhu cầu về công nghệ thông tin và truyền thông dân số của Nga năm 2015”, các nhóm tuổi từ 15 đến 19 và từ 36-44 là những đối tượng tham gia e-learning nhiều nhất. vào thời điểm hiện tại, nhiệm vụ chính của e-learning Nga là đào tạo tiếng Anh, chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia thống nhất (EGE), bồi dưỡng và nâng cao trình độ.

Trong thị trường Nga, e-learning phát triển mô hình đào tạo chủ yếu là trả tiền, trái ngược với giáo dục trực tuyến ở nước ngoài, trong đó chủ yếu là truy cập miễn phí cho các khóa học trực tuyến.

E-learning tiếp tục được phổ biến rộng rãi trong hệ thống giáo dục chính quy. Theo con số của Tổng cục Thống kê Nga (Rosstat), tỷ lệ cơ sở giáo dục thực hiện chương trình sử dụng công nghệ từ xa trong tổng số cơ sở giáo dục độc lập tăng hàng năm, đạt 78,2% vào năm 2015.

Tăng trưởng nhanh chóng như vậy có liên quan với việc thực hiện quan hệ đối tác công-tư trong lĩnh vực e-learning, đặc biệt với việc sử dụng gia công phần mềm. Cần lưu ý rằng gia công phần mềm trong lĩnh vực công nghệ truyền thông (ICT) được phân phối rộng rãi. Đó là do tốc độ thay đổi trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin và sự phức tạp của chúng.

Các công ty CNTT tạo ra các chương trình giáo dục trực tuyến bằng cách sử dụng giảng viên của các trường đại học, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chương trình trực tuyến với chi phí riêng của họ. Còn lợi nhuận thu được từ việc bán các chương trình giáo dục trực tuyến, phân bố giữa các công ty CNTT và các trường đại học thường theo nguyên tắc chia đôi.

Như vậy, mô hình e-learning được thực hiện bởi cái gọi là gia công phần mềm chọn lọc. Những lợi thế của mô hình này thể hiện ở tính linh hoạt, ít rủi ro hơn gia công phần mềm đầy đủ. Bên cạnh đó, mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học trong việc kiểm soát chất lượng của quá trình giáo dục, cấp văn bằng, tài liệu khi kết thúc khóa học trực tuyến cũng như thích ứng với công nghệ mới.

Tất nhiên, không có hình thức tiêu chuẩn cho sự tương tác giữa các công ty CNTT và các trường đại học. Các điều kiện thực hiện mô hình gia công phần mềm được các trường đại học tổ chức theo những ưu tiên và khả năng riêng của họ.

Tương lai nào cho e- learning ở Nga?

Nhìn chung, phải thừa nhận rằng nhu cầu sử dụng e-learning và mức độ tín nhiệm e-learning trong dân chúng Nga vẫn ở mức thấp. Trong năm 2013, chỉ có 19% dân số đăng ký học trực tuyến. Ngoài ra, phải tính đến sự khác biệt lớn trong nhu cầu về giáo dục trực tuyến cho các nhóm tuổi khác nhau.

Tuy nhiên, phải ghi nhận hàng loạt xu hướng tích cực có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng nhu cầu giáo dục từ xa. Trước hết, đó là việc mở rộng việc sử dụng các mạng công nghệ thông tin và viễn thông. Theo Rosstat, trong tháng 10-11/2016, 74,3% hộ gia đình có máy tính cá nhân tại nhà; truy cập Internet từ máy tính cá nhân đạt 70,3% và 70,7% hộ gia đình truy cập internet với băng thông rộng.

Tỷ lệ dân số tích cực sử dụng Internet ở Nga không ngừng gia tăng. Trong năm 2013, tỷ lệ này lên tới 61,4%, năm 2014-64,9%, năm 2015 - 68,3%. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cho các dịch vụ công cộng được khảo sát vào năm 2013 là 10,7% và năm 2015 là 18,4%, tăng gần hai lần.

Các mô hình giáo dục trực tuyến khác nhau góp phần gia tăng tuổi thọ trung bình ở Nga. “Các hoạt động của Chính phủ Liên bang Nga giai đoạn trước năm 2018” ghi nhận sự kỳ vọng tăng trưởng của hệ thống giáo dục e-learning.

E-learning có rất nhiều ưu việt. Trước hết phải kể đến tính linh hoạt trong học tập và việc thanh toán học phí nhanh gọn. Theo học e-learning, người học có thể định ra thời gian biểu cho mình mà không bị gò bó về thời gian và không gian như hình thức đào tạo theo trường lớp thông thường.

Ngoài ra, chi phí cho học tập ở mức độ thấp, phù hợp với túi tiền của đông đảo dân nghèo. Về mặt công nghệ, phần mềm tin học cho phép e-learning “mô hình hóa” các bài giảng, giúp người học tiếp thu dễ dàng hơn. Khả năng tương tác giữa giáo viên và các học viên cũng là thế mạnh của e-learning.

Theo các chuyên gia, với tính ưu việt của e-learning, loại hình giáo dục này khá phù hợp và chắc chắn sẽ phát triển mạnh ở Nga trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.